Ông Già Bến Ngự (Tiểu thuyết lịch sử) - Kỳ 19

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Ông Già Bến Ngự” là Tập X trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Diễn Nghĩa của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.

 Kỳ 19.

Bà Em bước ra:

-Xin chào hai ngài.

-Dạ, xin chào phu nhân.

Phan Bội Châu nói:

-Đây là hai bạn của tôi, còn đây là phu nhân thứ hai của tôi.

Bà Em rót ba ly nước và nói:

-Xin mời hai ngài dùng nước.

Sau một lượt nước, Tăng Bạt Hổ nói:

-Tôi vào Nghi Lộc từ hai hôm trước, nghỉ ở nhà tiên sinh Đặng Tử Kính nay mới ra đây được.

Sau bữa cơm tối, bên ấm trà, Phan Bội Châu hỏi Tăng Bạt Hổ:

-Tiên sinh có thể nói qua những hoạt động của Tiên sinh ở Nhật Bản cho chúng tôi nghe được không?

Tăng Bạt Hổ uống thêm một ly nước và bắt đầu kể:

-Thưa hai tiên sinh, chuyện thì dài, tôi cũng đã nói cho ngài Tiểu La và ngài Cường Để nghe khi về Nam Thịnh sơn trang. Tên thật của tại hạ là Tăng Doãn Văn, tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát. Tại hạ sinh ngày `19-7 năm 1858 tại làng An  Thường, xã An Trạch, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (cách trấn trị Quy Nhơn về phía bắc 90 km).

Năm 1872 khi tại hạ 14 tuổi đã tham gia chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Năm 1885 khi vua Hàm Nghi ban hành chiếu Cần Vương, tại hạ cùng Phạm Toàn chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí, xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn, huyện Hoài Ân. Khi đó tại tỉnh Bình Định, Mai Xuân Thưởng đã qui tụ được các lực lượng chống Pháp. Tại hạ liên kết với lực lượng Mai Xuân Thưởng và được giao nhiệm vụ trấn giữ phía bắc Bình Định. Pháp và triều đình cử tên đại Việt gian Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc đem quân đàn áp. Năm 1886, quân của tại hạ do hai tướng Bùi Điền và Đỗ Duyệt chỉ huy giao chiến với Nguyễn Thân nhưng thất bại, sau đó các chiến lũy của tôi đều bị thất thủ. Đầu năm 1887, đại bản doanh Kim Son bị giặc triệt phá, nghĩa quân ít, vũ khí thô sơ nên tan rã.

Sau thất bại tôi qua Lào, qua Xiêm, qua Trung Quốc, qua Nga, Nhật, sau đó xuống tàu làm nghề thuy thủ cho tàu buôn. Nhờ nghề nay tôi thường qua lại Hoành Tân, Trường Kỳ (Nhật Bản), sau đó tôi thông thạo tiếng Nhật và được lấy vào Hải quân Nhật Bản.

Trong chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905, với lòng căm thù người châu Âu (giống người Pháp), tôi nguyện hy sinh vì nước Nhật. Tôi nổi tiếng là quả cảm, có công trong các cuộc chiến ở Đại Liên và Lữ Thuận (Trung Quốc), được Chính phủ Nhật thưởng Huy chương quân công. Ngày khải hoàn tôi được dự bữa tiệc do Thiên hoàng Minh Trị chiêu đãi. Thiên hoàng tự tay rót chén rượu thưởng tôi uống một hơi cạn và khóc to giữa triều đình. Thiên hoàng hỏi:

-Sao tráng sĩ lại khóc?

-Bẩm Thiên hoàng, tôi không phải là người Nhật mà là một người vong quốc Việt Nam. Nước tôi bị người Pháp xâm lược năm 1884, tôi đã từng dương ngọn cờ Cần Vương chống Pháp. Sau khi thất bại, tôi trốn qua Xiêm, Trung Quốc rồi tơi đây, may được bệ hạ tin dùng. Nay thấy quý quốc thắng Nga làm vẻ vang cho giống da vàng, tôi nghĩ đến tình cảnh nước tôi mà không cầm được nước mắt!!! Bao giờ cho dân nước tôi được một bữa yến như của quý quốc?

Nghe tôi kể, hết thảy quan chức dự tiệc đều chăm chú nhìn và nghe những lời khảng khái của tôi. Thiên hoàng Minh Trị khen:

-Quả là một người ái quốc chân chính, các ái khanh phải học tập.

Các quan chức triều đình vội quỳ xuống và đồng thanh:

-Bệ hạ anh minh. Chúng thần nguyện sẽ học tập năng cao tinh thần ái quốc chân chính.

Kể từ đó quan chức, nhà cầm quyền Nhật Bản rất có cảm tình với tôi. Tôi làm quen với các nghị sĩ Nhật như Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi), Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu). Tôi ngỏ ý:

-Việt Nam có thể nhờ quý quốc giúp đỡ đánh Pháp được không?

Họ đáp:

-Cần phải chờ cơ hội vì Nhật Bản còn lo đánh Nga, Vả lại Nhật Bản cũng chưa có mâu thuẫn gì với Pháp. Trước hết các ông phải lo phát triển phong trào Duy Tân trong nước để nâng cao dân khí, khai dân trí, chuẩn bị cho sự nghiệp giải phóng sau này. Muốn Duy Tân đất nước không thể dựa vào Pháp vì Pháp là kẻ xâm lược không thể thực tâm khai hóa cho dân tộc bị chúng thống trị, phải chọn những thanh niên ưu tú đưa qua Nhật Bản chúng tôi sẽ đào tạo cho.

-Khuyển Dưỡng Nghị còn hứa sẽ tận lực giúp cho các học sinh Việt Nam được phép cư trú và được miễn học phí.

Được lời khuyên đó, tôi xin phép Chính phủ Nhật Bản cho về nước, không tham dự trận hải chiến giữa Nhật Bản và Nga ở eo biển Đối Mã nữa. Tôi về đến Hải Phòng cuối năm 1904, về Quảng Nam làm quen với Tiểu La Nguyễn Thành rồi được quen với các ngài. May quá Duy Tân hội cũng cùng chí hướng như tôi là sang cầu viện Nhật Bản và có thể phải tổ chức phong trào Đông Du, chọn thanh niên ưu tú của ta đưa sang Nhật Bản học để về cứu nước.

Đăng Tử Kính hỏi:

-Tiên sinh kể qua về lịch sử Nhật Bản đi.

Tăng Bạt Hổ uống thêm ly nước và kể:

-Nhật Bản là đất nước bao gồm 6.852 hòn đảo trải dọc theo bờ Thái bình Dương của châu Á, hình dáng lãnh thổ giống như con cá ngựa trải dài hơn 3.000km về phía đông bắc-tây nam từ biển Okhotsk đến biển Hoa Đông, 5 hòn đảo chính của đất nước theo chiều từ bắc đến nam lần lượt là Hokaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Okinawa. Tổng diện tích của Nhậ Bản là 377.975,24 km2, đường bờ biển dài thứ 6 thế giới:  29.751km

        -Trước thế kỷ XVI, Nhật Bản là nước phong kiến cát cứ,   các lãnh chúa phong kiến (Đaimiô) chiếm cứ các lãnh địa rộng lớn chống lại chính quyền trung ương của Thiên hoàng. Thiên hoàng chỉ còn là danh nghĩa. Vào đầu thế kỷ XVI, một lãnh chúa lớn thuộc dòng họ Tôkugawa đã đánh bại các thế lực lãnh chúa cát cứ, thống nhất đất nước, thiết lập chế độ Mạc Phủ, tự xưng là Tướng quân, nắm tất cả quyền hành trong nước. Thiên hoàng vẫn chỉ là hư vị, làm công việc tôn giáo. Chế độ Mạc Phủ thi hành nhiều chính sách phản động, bóc lột nhân dân hà khắc với phương châm dân là hạt vừng, càng ép càng ra dầu. Nông dân Nhật phải nộp tô tức tới 80 % hoa lợi.Thị dân cũng bị áp bức, bóc lột tàn bạo. Vì thế các cuộc bạo động của nông dân, thị dân diễn ra liên tục, nhưng bị đàn áp dã man. Chính quyền phong kiếnTôcugaoa ra sức kìm hãm sự phát triển của công, thương nghiệp tư bản ở trong nước. Bên ngoài, chính quyền Mạc Phủ thi hành chính sách bế quan toả cảng nhằm ngăn cản sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây khi đó đang bành trướng thị trường và xâm lược khắp châu Á, châu Phi. Chế độ Mạc Phủ do đó đã đối lập với tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Dù ra sức bế quan toả cảng nhưng chính quyền phong kiến Nhật vẫn không ngăn chặn được sự xâm nhập  của chủ nghĩa tư bản phương Tây, cũng như không ngăn cản được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nước. Bốn công quốc ở các đảo tây-nam là Chiôxiu, Xamura, Tôxa, và Kinxiu đã sớm mở cửa buôn bán với Hà Lan và với các nước tư bản phương Tây. Vì thế kinh tế tư bản ở bốn công quốc này phát triển nhất nước. Các lãnh chúa ở bốn công quốc này đã thành quí tộc tư sản hoá (quí tộc mới). Tầng lớp này mâu thuẫn gay gắt với chế độ Mạc Phủ. Họ tập hợp lại thành phái chống Mạc Phủ có lực lượng kinh tế, quân sự hùng mạnh . Những năm 50 của thế kỷ XIX  Nhật Bản phải mở cửa dưới áp lực của tư bản phương Tây. Năm 1854, dưới họng súng đại bác của tàu chiến Mỹ do Pêri chỉ huy, chính quyền Mạc Phủ phải ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng, trong đó qui định Nhật phải mở các cửa biển cho Mỹ thông thương, người Mỹ được hưởng quyền tư pháp đối ngoại (quyền tối huệ quốc), được quyền cư trú trên đất Nhật Bản .Tiếp đó Nhật phải ký một loạt các hiệp ước nội dung tương tự như trên với các nước Anh, Pháp, Nga, Hà Lan . Nhật Bản bị biến thành nước nửa thuộc địa .

        Trước sức ép bên ngoài và mâu thuẫn trong nước gia tăng, chính quyền Mạc Phủ quyết định dựa vào  Pháp để vay tiền, nhờ Pháp huấn luyện quân đội để đàn áp nhân dân và chống lại phái đảo Mạc là bốn công quốc Tây nam. Thế lực của Pháp có ảnh hưởng lớn ở Nhật. Năm 1866  Mạc Phủ đã vay của Pháp 6  triệu đô-la để sắm tàu bè vũ khí. Pháp còn gíup Mạc Phủ vạch ra chương trình cải cách. Nước Nhật có nguy cơ mất vào tay Pháp.

        (Còn nữa)

          CVL