Ông Già Bến Ngự (Tiểu thuyết lịch sử) - Kỳ 31

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Ông Già Bến Ngự” là Tập X trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Diễn Nghĩa của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.    

Kỳ 31.

IV.

 Tháng 5 năm 1925 nắng như đổ lửa xuống Hà  Nội. Trong phủ Toàn quyền Đông Dương các căn phong nóng nực. Toàn Quyền Đông Dương Maurice Montguillo đang ngồi nhâm nhi ly nước đá. Nguời Châu Âu không dễ chịu với cái nóng xứ thuộc địa nhiệt đới này. Chợt chuông điện thoại vang lên, Toàn Quyền Maurice  Montguillo cầm máy:

-A lô, tôi Toàn quyền Đông Dương đây.

Đầu dây bên kia:

-A lô, tôi Bộ trưởng Bộ thuộc địa đây.

-A xin chào ngài Bộ Trưởng, tôi xin nghe.

-Ngài cai trị Đông Dương kiểu gì mà từ năm 1912 đến nay để cho Việt Nam Quang Phục hội của Phan Bội Châu gây ra bao sự kiện chấn động Đông Dương và nước Pháp. Năm 1922 Phan Bội Châu lại cải tổ Việt Nam Quang Phục hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng. Phan Bội Châu đang cố liên hệ với chủ nghĩa Cộng Sản và các tổ chức Cộng Sản ở Trung Quốc. Lưới mật thám dày đặc mà bao năm nay các ông không bắt được Phan Bội Châu và Cường Để. Báo cho ngài biết là năm 1915, Cường Để đã lại sang Nhật Bản và xin Nhật Bản giúp đánh Pháp ở Đông Dương. Ngài có muốn ngồi trên ghế Toàn quyền Đông Dương nữa không?

Montaguillo đang đầm đìa mồ hôi, bây giờ mồ hôi càng tuôn ra như tắm:

-Dạ, tôi sẽ cố gắng kiên quyết bắt được Phan Bội Châu và Cường Để trong thời gian ngắn nhất.

-Tôi chờ đợi ở ngài.

Đặt máy xuống M. Montaguillo nghĩ: “Lưới mật thám Pháp ở Tô giới Pháp ở Thượng Hải cũng đã tận tụy nhưng làm sao mà xâm nhạt hết những vùng rộng lớn của Trung Hoa, đặc biệt là trên những tô giới nước khác thì không có quyền. Chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu M.Momtaguillo, liền cầm máy và gọi:

-A lô, tôi Toàn quyền Đông Dương đây.

-A lô tôi công sứ tô giới Pháp ở Thượng Hải đây, chào ngài Toàn quyền.

-Các ngài làm ăn kiểu gì mà mãi không bắt được Phan Bội Châu và Cường Để?

-Dạ.

-Dạ cái gì, ngài phải làm việc với Công sứ Anh ở Tô giới Anh ở Thượng Hải, nhờ cảnh sát và mật thám Anh phối hợp, nếu gặp thì bắt hộ.

-Dạ, cảm ơn ngài Toàn quyền, cách này hay, tôi sẽ triển khai ngay.

Công sứ Pháp gọi điện cho công sứ Anh đề nghị giúp đỡ phối hợp với mật thám Pháp bắt Phan Bội Châu và Cường Để. Từ đó lưới mật thám của Anh và Pháp thêm dầy đặc.

Ngày 18-6-1925 Phan Bội Châu đáp chuyến tàu hỏa từ Hàng Châu đi Thượng Hải để từ đó đi tàu thủy đến Quảng Châu. Đến ga Bắc Trạm, gần Thượng Hải thuộc tô giới Anh, Phan Bội Châu xuống tàu để ra bến tàu thủy. Đang là mùa hè, nắng đổ xuống gay gắt, bụi mù không gian. Chợt có một chiếc taxi màu đen dừng ngay gần Phan Bội Châu, trên xe nhảy xuống ba tên mật thám Anh nhanh chóng khống chế và lôi Phan Bội Châu vào xe. Công sứ Anh gọi cho công sứ Pháp:

-A lô chúng tôi đã bắt được Phan Bội Châu, ngài cho xe và cảnh sát đến đón về.

Công sứ Pháp vui mừng:

-Cảm ơn ngài công sứ.

-Không sao, vì quyền lợi chung của hai nước chúng ta mà thôi.

Trước khi bị giao cho cảnh sát Pháp, Phan Bội Châu nhờ một cảnh sát Anh gửi mảnh giấy theo địa chỉ ghi trên mảnh giấy. Người cảnh sát Anh nhận lời.

Sau đó mật thám Anh giao Phan Bội Châu cho cảnh sát Pháp. Công sứ tô giới Pháp gọi điện cho Toàn quyền Montguillo:

-A lô chào ngài Toàn quyền, báo cho ngài một tin mừng là cảnh sát Anh đã bắt được Phan Bội Châu và đã giao cho chúng tôi. Ngài cho ý kiến xử lý thế nào?

-Tìm một nơi nào đó trong tô giới Pháp bí mật thủ tiêu đi. Nhớ tuyệt đối bí mật.

-Tuân lệnh ngài Toàn quyền.                                              

-Tuyệt đối không được để cho báo chí biết.

-Vâng ạ.

Nhưng đúngvào lúc đó các báo Thượng Hải đều đăng tin Phan Bội Châu, nhà yêu nước, nhà cách mạng Việt Nam bị Pháp bắt. Thì ra tờ giấy nhỏ mà Phan Bội Châu nhờ viên cảnh sát Anh chuyển là cho Lâm Lương Sinh, Chủ bút tờ Tạp chí “Hàng Châu” mà lâu nay Phan Bội Châu cộng tác. Từ Trung Quốc, tin Phan Bội Châu bị bắt bay về Việt Nam. Tờ báo hàng ngày Le Courrier Hải phòng là tờ đầu tiên đăng Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải. Tiếp đó các báo khác cũng đăng và tin lan rộng rãi khắp Đông Dương và Pháp. Công sứ Thượng Hải gọi cho Toàn quyền Đông Dương:

-Thưa ngài Toàn quyền, chúng tôi đã hết sức bí mật nhưng không hiểu từ đâu mà Tờ “Hàng Châu” đã biết và đăng tin, sau đó các báo Trung Quốc và Việt Nam đã đăng. Bây giờ không thể giữ bí mật được nữa, nếu thủ tiêu sẽ tạo nên một phong trào mạnh mẽ ở Việt Nam và ở Pháp, không có lợi cho ta. Ngài định xử lý thế nào ạ?

-Vậy bí mật đưa về Hà Nội, bí mật giam vào Hỏa Lò và xử sau. Không thủ tiêu bí mật thì ta thủ tiêu công khai bằng Tòa án.

Nhà tù Hỏa Lò là nhà tù lớn và khủng khiếp nhất Đông Dương. Nhà tù được Pháp xây dựng năm 1896 ở khu đất thuộc làng Hỏa Lò, làng chuyên sản xuất ấm đất, siêu đất, hỏa lò bằng đất đem bán khắp kinh kỳ. Vào năm 1896 Hỏa Lò thuộc ngoại vi thành phố Hà Nội. Nhà tù có quy mô kiên cố vào bậc nhất Đông Dương, có tổng diện tích 12.908m2, đây là nhà tù Trung ương cho cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ (Maison Centrale), còn gọi là Ngục thất Hà Nội. Hỏa Lò được chia thành 4 khu A, B, C, D. Khu A và B giam giữ những phạm nhân nguy hiểm, khu C là giam giữ những phạm nhân người Pháp hoặc người ngoại quốc, khu D giam giữ những phạm nhân bị án tử hình chờ ngày xét xử hoặc giảm án. Bao quanh nhà tù là một bức tường xây bằng đá ong kiên cố cao 4m, dày 0,5m, trên cắm những mảnh chai đập vỡ nhọn sắc và chăng giây điện cao thế để ngăn tù nhân vượt ngục.

Nhà Tù được trang bị những dụng cụ tra tấn hết sức tàn bạo hiểm ác, áp dụng đặc biệt với các chiến sĩ cách mạng. Nhà tù đã giam cầm tra tấn dã man tàn bạo hàng vạn lượt chiến sĩ yêu nước, các nhà cách mạng Việt Nam. Những tù nhân án chém hoặc thời gian tù 5 năm thì giam ở Hỏa Lò. Tù 5 năm trở lên thì chuyển đi các nhà tù khác như Côn Đảo, Sơn La, Lao Bảo...

Khi Phan Bội Châu về đến Hỏa Lò, Toàn qyền Đông Dương chỉ thị:

-A lô, tôi Toàn quyền Đông Dương đây, cho tôi gặp Trưởng nhà tù Hỏa Lò.

-Thưa ngài Toàn quyền, tôi đây.

-Nhà tù của ngài vừa tiếp nhận Phan Bội Châu là một tù nhân chính trị nguy hiểm mà ta săn lùng 20 năm nay mối bắt được, nhưng vì thế giới, nước Pháp và Việt Nam đã biết được tin Phan Bội Châu bị bắt cho nên không được thủ tiêu hoặc tra tấn đến chết. Nhưng phải làm cho tâm lý ông ta chấn động mà đầu hàng. Ngài hãy sai bọn giỏi hỏi cung bậc nhất Đông Dương về Hà Nội giúp ông soạn 2.000 câu hỏi, sau đó một ngày thay nhau phỏng vấn cả ngày liên tục. Nay là tháng 6, hãy phỏng vấn không nghỉ từ nay cho đến hết tháng 10.

-Dạ, tuân lệnh ngài Toàn quyền.

Từ đó suốt 4 tháng ròng rã, sớm chiều hàng ngày bọn chuyên viên sừng sỏ, lang sói của các nhà tù trên toàn Đông Dương được điều về Hỏa Lò liên tục phỏng vấn Phan Bội Châu, đây cũng là một cách tra tấn nhằm làm cho ông sụp đổ tinh thần ý chí và tâm lý và phải đầu hàng. Nhưng Phan Bội Châu hiểu rằng đã hoạt động yêu nước thì phải chịu đựng tất cả và ông đã chịu đựng được những cuộc thẩm vấn kinh hoàng, mặt không  biến sắc, tâm luôn tỉnh, thần luôn định, tư thế hiên ngang. Bọn thẩm vấn có trình độ chuyên môn cao nhất nhì Đông Dương hỏi đủ cách, xoay đủ thủ đoạn, cài bẫy khiến người bị hỏi có thể lúng túng hoang mang, tự thú nhận hết. Nhưng Phan Bội Châu vững vàng đương đầu tất cả, bọn chuyên gia khét tiếng này đã thất bại dù chúng chủ động, lại đông, biến cuộc thẩm vấn như những cuộc đánh hội đồng.

Cuối cùng Toàn quyền Đông Dương quyết định đưa Phan Bội Châu ra xét xử ở Tòa Đại hình Hà Nội. Tin Phan Bội Châu bị đưa ra xét xử công khai hai ngày vào tháng 11 năm 1925 được báo chí cả nước đăng bằng nhưng dòng tít bắt mắt, in chữ đậm lan đi khắp nước. Đồng bào cả nước khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, mọi tầng lớp Nho sĩ, Thanh niên, đồng bào từ lâu vốn nghe tiếng và ngưỡng mộ vị anh hùng, vị Thiên sứ đã xả thân vì nước suốt 20 năm nay kéo lũ lượt về Hà Nội để chiêm ngưỡng dung nhan và quan trọng là phải đấu tranh kịch liệt với quân Pháp để giữ mạng sống, giành lại tự do cho nhà yêu nước lớn của dân tộc. Cả phố Hàng Tre, nơi diễn ra phiên tòa người đông hàng vạn, đứng vòng trong vòng ngoài đã là nguồn động viên to lớn cho Phan Bội Châu trong cuộc đấu tranh với pháp đình của kẻ thù tàn bạo.

Bản cáo trạng của Tòa án thực dân chỉ nói chung chung nào là chống phá nhằm lật đổ nền thống trị của Pháp ở Việt Nam. Chỉ có hai tội cụ thể là Phan Bội Châu là chủ mưu trong việc đảng viên Việt Nam Quang Phục hội ném tạc đạn, giết chết Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, thứ hai là vụ Nguyễn Khắc Cần ném tạc đạn giết chết hai sĩ quan Pháp và làm nhiều người bị thương.

(Còn nữa)

CVL