Mặc dù không sinh ra ở đất kinh thành, nhưng PGS.TS Hà Đình Đức hầu như đã gắn trọn cả cuộc đời nghiên cứu với mảnh đất thiêng liêng này bằng một tình yêu cháy bỏng và công hiến cho Thủ đô những việc làm để đời. Sau hơn 50 năm trải nghiệm, ông đã tạo được một “gia tài phong phú” cả kiến thức lẫn hiểu biết về văn hóa Hà Nội, đặc biệt là Hồ Gươm với các Cụ Rùa hàng nghìn năm tuổi.
Rùa Hồ Gươm đi vật quý hiếm trên địa bàn Hà Nội
Là linh vật quý có ý nghĩa văn hóa quan trọng được tìm thấy ở Hồ trung tâm thành phố, rùa hồ Hoàn Kiếm có nguồn gốc sâu xa từ trong thần thoại và lịch sử Việt Nam, đó là tượng trưng của trí tuệ và tuổi thọ. Là nhóm rùa lớn từng sống tại Hồ Gươm, cá thể Rùa cuối cùng đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. Đây là loài rùa thuộc chủng Rafetusswinhoe đặc biệt quý hiếm, vào năm 2023 trên thế giới người ta mới phát hiện được 3 cá thể dạng này Cụ rùa Hồ gươm qua đời có chiều dài toàn thân 185cm, bề rộng mai 100cm, và cân nặng tới 169kg. Cụ rùa mất bởi quá già yếu, do rùa sống lâu nhất trên thế giới chỉ khoảng 180 năm, còn cụ Rùa Hồ Gươm hưởng thọ ở tuổi thứ 200. Theo các nhà nghiên cứu, Rùa Hồ Gươm là nhóm cá thể lớn thuộc loài mai mềm khổng lồ Rafetus swinhoe từng sống ở đây.
Theo phó giáo sư Hà Đình Đức, rùa khổng lồ sống ở Hồ Gươm từng có 4 cá thể, đến nay tất cả đều đã chết (Một cá thể chết ngày 2 tháng 7 năm 1967, xác được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn. Một cá thể chết khác được lưu giữ tại chùa Hưng Ký (Hoàng Mai), sau chuyển về Bảo tàng Hà Nội. Một cá thể bị giết vào năm 1962-1963, khi bò lên vườn hoa Chí Linh sau một trận mưa lớn. Cá thể duy nhất sống trong hồ Gươm ngày 19 tháng 1 năm 2016 cũng đã qua đời.
Giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á, Douglas Hendri đã từng dựng lều trại tại bờ hồ Đồng Mô, đêm ngủ tại lều, ngày theo ngư dân đánh cá để tìm kiếm rùa. Ông khẳng định đã xét nghiệm DNA rùa Đồng Mô, kết quả cho thấy, rùa Đồng Mô cùng loài Rafetus swinhoe với cá thể Rùa đang được nuôi dưỡng trong vườn thú ở Trung Quốc. Đại diện Tổ chức phi chính phủ Quản lý dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm (IMC) cho biết, hiện nay ở hồ Đồng Mô còn 1 cá thể rùa mai mềm sinh sống, nhưng chưa rõ giới tính và đặc điểm. Nếu cá thể này được khẳng định thì sẽ nâng tổng số cá thể còn tồn tại của loài này lên 3. Những phát hiện này mang nhiều hy vọng cho công tác bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.
Từ năm 2003, Chương trình bảo tồn rùa châu Á đã thực hiện nhiều cuộc điều tra phỏng vấn tại nhiều khu vực thuộc 18 tỉnh miền Bắc Việt Nam nhằm tìm trong các khu vực sông, hồ, và đất ngập nước những cá thể rùa còn lại. Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mai và hộp sọ của 7 các thể rùa Hồ Gươm. Với hiện trạng ngày nay, khả năng sinh sản của rùa Hồ Gươm rất hạn chế, có nhiều nguy cơ tuyệt chủng.
Theo các nhà Rùa học, cần phát triển sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc để thực hiện bảo tồn Rùa xuyên quốc gia. Công việc cấp bách là tiếp tục khảo sát để xác định bất kỳ cá thể, quần thể nào còn sót lại của loài rùa này ở Việt Nam và Trung Quốc. Chương trình trao đổi sinh sản cần được thúc đẩy, nghĩa là đưa cá thể Rùa từ Việt Nam đến Trung Quốc để ghép đôi hoặc ngược lại, hoặc dùng thụ tinh nhân tạo cho cá thể cái (trong trường hợp không thể tìm ra thêm cá thể hoang dã nào còn tồn tại trong môi trường sống tự nhiên).
Cá thể rùa Hồ Gươm ở Đồng Mô đang bị đe dọa. Tháng 11/2008, sau trận mưa ngập lớn, rùa bò ra khỏi hồ và đã bị người dân địa phương bắt, rất may là đã được các nhà khoa học giải cứu kịp thời. Năm 2018, hồ Đồng Mô đã từng bị san lấp trái phép, đe dọa nghiêm trọng khu vực sinh sống của rùa. Ngoài ra, vì lợi ích kinh tế, nhiều hoạt động đánh bắt thủy sản diễn ra ở hồ, nước trong hồ còn bị lấy để tưới cỏ cho sân gôn Đồng Mô, nước pha trộn cùng thuốc bảo vệ thực vật ở sân gôn đã ngấm dần xuống lòng hồ, tàn phá hệ sinh thái trong hồ, hủy hoại chất lượng môi trường nước nơi cá thể rùa sinh sống. Nguy cơ cá thể rùa ở hồ còn có thể bị bắt và vận chuyển trái phép gia tăng. Người dân tiến hành đánh bắt cá trên hồ đã sử dụng phương thức "đánh chuồng" có nguy cơ gây hại cho rùa. Nếu hành vi săn bắt, phá hoại môi trường sinh thái ở hồ Đồng Mô không bị ngăn chặn thì những cá thể Rùa Hồ Gươm còn lại khó có thể sinh tồn, chưa nói tới việc sinh sản để duy trì nòi giống.
Người dân ở Đồng Mô đã từng gửi đến cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các nhà khoa học lời kêu gọi sớm có biện pháp quyết liệt để giải cứu loài rùa Hồ Gươm. Vì nếu để mất đi thì đó là nỗi đau và sự hổ thẹn về trách nhiệm bảo vệ động vật quý hiếm của giới khoa học...
Nhà rùa học Hà Đình Đức gần trọn cuộc đời nhiên cứu với các Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm và xây dựng văn hoá Thủ đô
Ngoài 85 tuổi PGS.TS Hà Đình Đức vẫn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Mặc dù đã nghỉ hưu nhiều năm, song nhiệt huyết, niềm đam mê được cống hiến cho Thủ đô vẫn luôn rực sáng. Dù bộn bề với trăm công nghìn việc trong cuộc sống đời thường, song ông vẫn luôn dành thời gian để tiếp những người đam mê về rùa học trong căn phòng làm việc riêng trên đường phố Âu Cơ Quận Tây Hồ (Hà Nội). Mỗi khi nhắc đến Hồ Gươm, Rùa Hồ Gươm hay bất cứ nét văn hóa nào của người Hà Nội, ánh mắt ông tràn đầy xúc động. Ông có thể dành cả ngày để nói về Hà Nội mà không biết mệt.
Vốn sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa, năm 20 tuổi, ông ra Hà Nội học, là lứa sinh viên đầu tiên của Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại khoa cho đến khi nghỉ hưu.
Trong những năm công tác, với tình yêu Hà Nội người ta không chỉ biết đến ông trong vai trò là người thầy mà còn là một chuyên gia nghiên cứu, “nhà Rùa học” hay “Giáo sư Rùa” đáng kính. Danh hiệu “Giáo sư Rùa” đến với ông một cách tình cờ. Năm 1991, Công ty Dịch vụ Khai thác và Sử dụng di tích Hà Nội (COEMO) thuộc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội mời ông tham gia dự án “Khai thác Hồ Gươm, bảo vệ đàn rùa quý” Bắt bắt đầu từ đây, ông đã và gắn số phận cuộc đời với việc nghiên cứu Rùa Hồ Gươm.
Cả đời “đắm đuối” với Rùa PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng, có thể vì tình yêu Hà Nội, vì “cái duyên, cái nợ” nên ông luôn tìm thấy, nhìn ra vấn đề và có những đề xuất kịp thời để bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Tháng 1/2016, khi biết “cụ Rùa” mất, ông đã bỏ ăn mất ngủ cả tuần. Đối với ông, đó quả thực là sự mất mát lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, ông vẫn tiếp tục dành thời gian đi tìm “hậu duệ” của các “cụ Rùa.” Từ Hòa Bình cho đến Thanh Hóa, hễ nghe thấy ở đâu có loài rùa lớn, giống với các “cụ Rùa” là ông lại lập tức lên đường tìm đến.
Trong quá trình làm việc, PGS. đã dày công nghiên cứu, chứng minh và thuyết phục các nhà khoa học tin rằng, đấy là một loài rùa mới, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Ông đã không ngừng “tranh đấu” để bảo vệ Rùa Hồ Gươm với tên khoa học là Rùa Lê Lợi (Rafetus leloi), được ông trân trọng gọi là “cụ Rùa”. Có thể nói, cho đến nay, ở nước ta hiếm có người biết rõ về Rùa Hồ Gươm như ông. Gần 30 năm “theo đuổi” Rùa Hồ Gươm, ông đã có đến hàng nghìn bức ảnh, băng ghi hình về các “cụ Rùa”. Nghiên cứu động vật trong môi trường sống khó khăn như ông đã khiến mọi người có cảm giác như ông biết rõ từng cơn “nóng lạnh”, hắt hơi sổ mũi của các “cụ Rùa”. Bấy nhiêu năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ mỗi khi“cụ Rùa” nổi là ông có mặt bên bờ hồ, đến mức mà người dân Hà Nội quá quen, gọi ông bằng cái biệt danh đơn giản, dễ nhớ là “Giáo sư Rùa”.
Trong những năm nghiên cứu, ông từng miệt mài, thường đi gõ cửa các cấp chính quyền và đề xuất các giải pháp để bảo vệ và giữ gìn cho“cụ rùa”có một môi trường sống an toàn. “Năm 1992, khi Hà Nội chuẩn bị triển khai Dự án “nạo vét hồ Hoàn Kiếm bằng cơ giới” với quy mô lớn, đào 100.000m3 bùn đổ ra sông Hồng và bơm nước sông Hồng vào hồ Hoàn Kiếm. Nhận thấy nguy cơ làm xáo trộn môi trường, hệ sinh thái của các “cụ Rùa”, ông đã lập tức gửi tờ trình lên cấp trên, nêu rõ tác hại của vấn đề và đề xuất phương pháp nạo vét bằng biện pháp thủ công”,
Gần trọn cuộc đời nghiên cứu gắn bó với loài rùa hồ Gươm, PGS.TS .Hà Đình Đức cho rằng có lẽ vì tình yêu Hà Nội, vì “cái duyên, cái nợ” nên ông luôn tìm thấy, nhìn ra vấn đề để có những đề xuất kịp thời về bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Tháng 1/2016, “cụ Rùa” chết, ông đã bỏ ăn, mất ngủ đến cả hàng tuần. Đối với ông đó quả thực là sự mất mát lớn. Tuy nhiên, đến nay, ông lại tiếp tục dành thời gian đi tìm “hậu duệ” của các “cụ Rùa’. Từ Hòa Bình đến Thanh Hóa, hễ nghe ở đâu có loài rùa lớn, giống với các “cụ Rùa” là ông lại lập tức lên đường tìm đến.
Ông chia sẻ: “Mấy chục năm nghiên cứu về Hồ Gươm và các “cụ Rùa” đã để lại trong ông biết bao kỷ niệm sâu sắc, đó là tiếng nói từ công luận, truyền thông. Dấu ấn đầu tiên là vào năm 1991 khi ghi hình bài nói về Bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Tiếp đến là hàng chục cuộc họp bàn, phê duyệt phương án nạo vét Hồ Gươm, cho đến Hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ nhất, đó là hàng chục văn bản từ bản của Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước gửi cho tôi và các cơ quan Nhà nước về Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm”.
Không chỉ tâm huyết với Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm, hàng chục năm qua, ông luôn trăn trở về Hà Nội, trước những hành động có nguy cơ xâm phạm tới văn hóa, lịch sử và kiến trúc, đặc biệt là những nghiên cứu sâu về văn hóa, lịch sử. Đó là cơ sở để ông đề xuất với lãnh đạo thành phố như lấy ngày vua Lê Đăng Quang tại điện Kính Thiên (15 tháng Tư âm lịch) làm ngày lễ hội của Hà Nội đã được chấp nhận. Năm 2009, ông nêu ý tưởng về xây cột mốc “Hà Nội Km 0” tại hồ Hoàn Kiếm, đồng thời đưa ra đề xuất tôn tạo khu tưởng niệm Vua Lê. Vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông kiến nghị đặt tên Đào Cam Mộc, người có công đầu tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua cho một đường phố Thủ đô, và đến nay, Hà Nội đã có một con phố mang tên Đào Cam Mộc ở huyện Đông Anh…
Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều bài viết về văn hóa của người Hà Nội, ai là người Hà Nội gốc. Có người sống nhiều đời ở Thủ đô, thân thuộc đến từng chân tơ kẽ tóc, nhưng rồi cũng khó gọi tình yêu đó thành con chữ. Vậy mà, ông lại “cụ thể hóa” những cảm xúc cá nhân thành hàng chục bài viết sinh động. Để có những chất liệu sống động ấy, ông đã phải suốt đời học tập, tìm hiểu, ghi chép về Hà Nội bằng một tình yêu lớn. Ông cho rằng, là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu sống và làm việc lâu năm ở Hà Nội, phải luôn trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa và yêu Hà Nội từ con người trung thực, hào hoa đến thiên nhiên tươi đẹp.
Theo ông, cuộc sống dù có xoay vần, đời sống tinh thần dù chịu tác động bất lợi từa mặt trái của kinh tế thị trường, song những giá trị tinh thần cao quý vẫn không thay đổi. Những nếp sống, thói quen mới được hình thành của người Hà Nội đã, tạo nên đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần trong cộng đồng dân cư và từ đó lan tỏa từ đời này qua đời khác. Ngày nay, nét riêng Hà Nội vẫn luôn \được người dân gìn giữ như một vốn quý và luôn rèn giũa để tỏa sáng. Với lợi thế đó, Hà Nội cần có chiến lược phát triển toàn diện con người, trong đó chú trọng về văn hóa, văn minh và cách ứng xử.
Với những cống hiến và tình yêu dành cho Hà Nội, năm 2012, PGS.TS Hà Đình Đức đã được nhận danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú. Với ông, đó không phải là đích đến để dừng lại mà mới là điểm xuất phát của một mục tiêu mới. Ở tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn luôn làm việc với tất cả say mê và nhiệt huyết của ngọn lửa tình yêu Hà Nội.