Chuyện làng Mè
Chuyện làng Mè : Cả cha lẫn con đều hư hỏng ? (Kỳ 16 - Hết)
Cấn Vân Đại dù ấm ức khi buộc phải rời chức vụ Bí thư Huyện uỷ béo bở để về làm Phó hiệu trưởng trường chính trị tỉnh nên cắn răng xin về hưu sớm. Nhưng dù sao với tư cách từng là Bí thư Huyện ủy nên vẫn còn biết sợ liền bảo Hường Thư: Việc này quá nguy hiểm, an ninh mạng sẽ dễ dàng lần ra xuất xứ của các loại đơn thư nặc danh, làm mất an ninh trật tự phá Đảng, chống chính quyền, tội ấy không nhẹ đâu con ạ!
Chuyện làng Mè: Bán tháo cả nhà thờ tổ tiên ? (Kỳ 13)
Cấn Vân Đại chán ghét quê nhà vì họ hàng, dân làng cô lập, xa lánh đã bán với giá rẻ như bèo nhà thờ có từ thời ông cố nội xây dựng để ra thị trấn huyện lỵ xây biệt thự hoành tráng. Nhưng vì mồ mả tổ tiên, Cấn Vân Đại không mang đi theo được vẫn để tại quê.
Chuyện làng Mè: Về hưu… mới thấm thía “mình là ai ?” (Kỳ 12)
Cấn Vân Đại liền vớ chiếc điện thoại, bấm gọi cho lái xe, cho chánh văn phòng, một vài trưởng phòng đều không thấy đứa nào nghe máy. Đã cài cắm con cháu, trong đó có đứa con rể và đệ tử trước khi về nghỉ hưu mà sao gọi điện chúng nó đều không nghe máy. Thế mà chúng từng thề thốt trung thành “suốt đời chỉ phụng sự anh”. Chúng dùng tiền để mua chức quyền, mua xong là chúng giở mặt ngay, qua cầu rút ván.
Chuyện làng Mè: Oan hồn gã thợ điện hiện về ? (Kỳ 11)
Từ ngày dọn về ở ngôi biệt thự mới, Cấn Vân Đại luôn ám ảnh về gã thợ điện không may trượt chân từ dàn giáo tầng 3 rơi xuống đập đầu vào chân cầu thang chết không nhắm được mắt. Mỗi khi bước lên phòng ngủ, Cấn Vân Đại lại như thấy nó nắm lấy chân mình kéo giật lại khiến hắn kéo lê mãi không lên nổi chân bậc cầu thang.
Chuyện làng Mè: Biệt thự này… là “tham nhũng” (Kỳ 10)
Cấn Vân Đại sau khi về nghỉ hưu, bị tai nạn giao thông liệt nửa người đã điều trị tại Bệnh viện y học dân tộc bằng phương pháp châm cứu thần kỳ, lại ăn uống khá nhiều loại gân cốt của động vật, các loại cao toàn tính nên nhanh chóng phục hồi chức năng, kiên trì tập luyện, đã tự đi lại được, chỉ bị di chứng líu lưỡi, nói lắp. Không biết khỏi là do cái gì nhưng mấy ông bác sỹ đông y được hậu tạ. Đúng là "phúc chủ lộc thầy!".
Chuyện làng Mè: Ác quá... thành cô độc! (Kỳ 9)
Sau khi Phụng Tiên về nghỉ hưu, hầu như không còn ai đến thăm hỏi, biếu xén, ít tiếp xúc với mọi người, trở thành cô độc, chỉ còn có con bẹc - giê làm bạn. Hắn trở nên lẩm cẩm, bị stress lúc nhớ, lúc quên.
Chuyện làng Mè: Trở thành "trọc phú"... nơm nớp lo bị báo oán ? (Kỳ 7)
Lại chuyện thật như đùa về Phụng Tiên đi hỏi vợ cho con trai là thằng Tó. Rút kinh nghiệm từ đời hắn muốn có vợ trẻ đẹp phải dùng thủ đoạn chứ chẳng ai muốn gả con gái cho kẻ ác bá, đầy tai tiếng. Lần này con hắn nhắm đến cô bé đang học lớp 11 con giám đốc sở nọ để tạm gọi là “môn đăng hộ đối” nhưng bị cô bé và gia đình cự tuyệt.
Chuyện làng Mè: “Có 300 lạng việc này mới xong” (Kỳ 6)
Mọi người còn nhớ, Phụng Tiên và Thạch Phí khi còn tại vị Chủ tịch tỉnh cùng với Hữu Lai, Chủ tịch thành phố tỉnh lỵ từng lấy tiết canh dê, nâng cốc “kết nghĩa vườn đào”, thắp hương thề với trời đất sống chết có nhau.
Chuyện làng Mè: Lộng hành và lũng đoạn (Kỳ 4)
Quan hệ giữa Phụng Tiên và Cát Li đổi ngôi rất ly kỳ đến nay nhiều người trong tỉnh vẫn nhắc đến. Ngay sau khi Phụng Tiên lên làm giám đốc sở đã tráo trở với Cát Li.
Chuyện làng Mè: Kiếm bộn tiền... như ngồi trên đống lửa ? (Kỳ 3)
Vị bác sỹ này sau khi học xong ở Mỹ về đã được Phụng Tiên ưu ái cho “mượn” trạm xá cũ của Sở thực thi pháp luật mở phòng mạch tư mang tên “Phòng khám đa khoa Quân Sư”. Phòng khám đó dần dần làm ăn phát đạt, vị bác sĩ này đã dựa vào “quyền lực mềm” của Phụng Tiên kiếm đất nơi khác xây dựng thành bệnh viện tư đầu tiên của tỉnh trên khuôn viên khoảng 5 ha tại thành phố tỉnh lỵ.
Chuyện làng Mè: Hắn bấn loạn, bất lương... (Kỳ 2)
Làng Mè, huyện Sông Cà Bé là nơi quê cha đất tổ của Phụng Tiên, dù bây giờ phải tha hương, có “biệt phủ” không chỉ ở thành phố tỉnh lỵ mà còn ở Đô Thành, nhưng mồ mả cha ông nó vẫn không thể đem đi.
Chuyện làng Mè: Dân làng đuổi đánh "Tướng cướp" (Kỳ 1)
Mặt trời vừa khuất sau đỉnh núi xa, bóng tối dần bao phủ làng quê trung du này bằng một không khí ảm đạm lạ kì, đường làng thưa dần những bóng người lai vãng.