Trong Báo cáo thường niên 2021 được công bố vào ngày 25 tháng 4 năm 2022 tại Manila (Philippine) ADB đã tóm tắt cách hỗ trợ các quốc gia thành viên của mình thông qua kết hợp tài chính, tri thức và quan hệ đối tác hướng vào giải quyết các thách thức phát triển dài hạn và coi đó là một trọng tâm quan trọng của các hoạt động trong năm.
Định hướng hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á đối với những nền kinh tế thành viên
Chiến lược đến năm 2030 đã định hướng cho ADB phát triển hiệu quả trước những nhu cầu đang thay đổi; đó là duy trì mọi nỗ lực để xóa nghèo cùng cực và đạt được một châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, linh hoạt và bền vững. Hậu quả tàn phá con người, xã hội và kinh tế của coronavirus (Covid-19) đã mở rộng quy mô thách thức đồng thời với củng cố mức độ liên quan và tầm quan trọng của các nguyên tắc cốt lõi trong Chiến lược 2030. Theo đó, ADB tiếp tục theo sát phản ứng của các quốc gia trong duy trì sự tập trung vào các mục tiêu chiến lược.
Trong năm 2021, Ngân hàng đã thực hiện cam kết cho vay với tổng số 22,8 tỷ USD và giải ngân được 18,2 tỷ đô la. Ngoài ra, ADB còn tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực nhằm giải quyết tác động trực tiếp của đại dịch Covid-19 và định hướng lại hoạt động thường xuyên để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế theo hướng phục hồi xanh, bền vững và bao trùm. Khoản tiền 22,8 tỉ USD được ADB cam kết bao gồm những khoản cho vay và bảo lãnh, viện trợ không hoàn lại; đầu tư cổ phần và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ và khu vực tư nhân. Cùng với nguồn lực của mình, ngân hàng ADB còn huy động được 12,9 tỉ USD đồng tài trợ. Trong những cam kết của năm, ADB dành đến 59% tổng số tiền cam kết (13,5 tỉ USD) để ứng phó với dịch Covid-19 với nhiều khỏản vay giúp cho khu vực cả trong dài hạn sau khi đại dịch kết thúc.
Hỗ trợ ứng phó với đại dịch của ADB bao gồm 4,9 tỉ USD tài trợ giải ngân nhanh cho các chính phủ cải cách cơ cấu và khắc phục vấn đề bền vững của nợ. Khoản tài trợ này bao gồm 4,6 tỉ USD cho vay chính sách và 250 triệu USD thông qua các giải pháp ứng phó với đại dịch.
Là một phần trong hoạt động ứng phó với Covid-19, ADB cam kết dành 4,1 tỉ USD để mua sắm và cung cấp vắc-xin an toàn và hiệu quả cho các quốc gia thành viên đang phát triển. Ngân hàng đã cung cấp 3,3 tỉ USD cho khu vực tư nhân nhằm giúp các doanh nghiệp mở cửa thương mại, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ y tế. Hàng loạt hoạt động hỗ trợ chia sẻ tri thức đã hướng vào những kế hoạch phục hồi, ứng phó với đại dịch Covid-19 và giải quyết thách thức phát triển dài hạn như biến đổi khí hậu. Đây là trọng tâm quan trọng trong các hoạt động của năm 2021.
Nhằm đáp ứng mục tiêu tăng cường tài trợ lũy kế để đạt 100 tỉ USD cho khí hậu đến năm 2030, ADB đã công bố loạt sáng kiến nhằm thúc đẩy quá trình phát triển các-bon thấp trong khu vực. Theo đó, đã cho ra mắt cơ chế chuyển đổi Năng lượng hướng vào gia tăng đầu tư của nhà nước và tư nhân để sớm chấm dứt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than, mở rộng quy mô các giải pháp năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, đồng thời bảo đảm quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra công bằng với chi phí phù hợp.
Những cam kết bao gồm các yếu tố mang lại lợi ích cụ thể cho phụ nữ và trẻ em gái trong năm 2021 của Ngân hàng đã hướng vào nỗ lực đẩy mạnh hỗ trợ các chính phủ huy động nguồn lực tài chính trong nước cho tăng trưởng bền vững. Theo đó, đã hình thành Trung tâm thuế Châu Á-Thái Bình Dương, coi đó là một phương tiện hỗ trợ cải cách thuế và các vấn đề liên quan trong toàn khu vực. Cho đến nay, cam kết trong năm 2021 của ADB đã được tài trợ bởi chương trình vay nợ lớn thứ hai. Qua đó, đã huy động được 35,8 tỉ USD thông qua các thị trường vốn. Ngoài ra, ADB còn bán được khối lượng lớn trái phiếu chuyên đề; lần lần đầu tiên Ngân hàng đã phát hành trái phiếu giáo dục và trái phiếu xanh vì sự lành mạnh của đại dương.
Báo cáo thường niên kỳ này được số hóa hoàn toàn và sẵn sàng ở định dạng số hóa thân thiện với thiết bị di động, chứa đựng những nội dung phong phú và đa phương tiện. Báo cáo cũng nêu ra chi tiết những cải cách nội bộ đang được triển khai nhằm bảo đảm để ADB có đủ các kỹ năng văn hóa, cơ cấu và công cụ phù hợp để hoàn thành sứ mệnh của mình.
Diễn biến và quan điểm của Ngân hàng Phát triển châu Á trong phát triển khu vực
Châu Á và Thái Bình Dương bắt đầu phục hồi sau dịch bệnh Covid-19 vào năm 2021 với tăng trưởng 7% của các nền kinh tế đang phát triển sau suy thoái năm 2020 .Điều này được hỗ trợ phần bởi sự tăng tốc mạnh mẽ trong triển khai vắc xin với khoảng 55% dân số được tiêm chủng đầy đủ vào nửa cuối năm 2021.Tuy nhiên, sức mạnh của sự phục hồi thay đổi rõ rệt giữa các thành viên đang phát triển với sản lượng của hơn ½ số nước đạt dưới mức trước đại dịch. Nền kinh tế của nhiều quốc gia còn chịu ảnh hưởng của du lịch, đặc biệt đối với khu vực Thái Bình Dương, nơi bị hạn chế bởi du lịch quốc tế và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã bị cản trở bởi những đợt COVID-19 liên tiếp diễn ra.
Tác động kinh tế xã hội của đại dịch tiếp tục đối với số đông người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. ADB ước tính, khủng hoảng Covid-19 đã kéo lùi tiến bộ xóa đói giảm nghèo trên toàn châu Á vàThái Bình Dương ít nhất 2 năm. Đại dịch cũng dẫn đến những cú sốc cả về cung cầu lương thực, làm tăng tình trạng mất an ninh và những vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, họ là những đối tượng chịu nhiều thiệt hại như mất việc làm, gánh nặng việc làm không được trả lương và đối mặt với bạo lực gia tăng.
Báo cáo Thường niên của ADB đã làm rõ chi tiết về các hoạt động và tài chính trong năm. Theo đó vấn đề tài chinh và quan hệ đối tác đóng vai trò quan trọng trong giúp đỡ các thành viên đang phát triển để tiếp tục điều hướng quốc gia.
Phục hồi xanh vừa qua là một năm đầy thách thức đối với khu vực; những đợt lây nhiễm Covid-19 mới với nhiều sinh mạng bị mất đi đã đặt ra nhiệm vụ nặng nề để đạt được sự phục hồi kinh tế và trở lại cách sống bình thường, bởi thất bại trước đại dịch sẽ tiếp tục làm giảm nghèo và tình trạng bình đẳng giới và giáo dục sẽ càng trở nên tồi tệ.
Có những nguyên nhân tạo sự lạc quan khi nhiều nền kinh tế trong khu vực có dấu hiệu phục hồi với những mức độ khác nhau. Điều này chứng tỏ khả năng khôi phục và thích ứng thông qua các khoản cho vay, viện trợ không hoàn lại, đầu tư cổ phần, bảo lãnh và hỗ trợ kỹ thuật đối với các chính phủ và khu vực tư nhân thông qua các nội dung được kích hoạt bởi các chương trình vay nợ lớn thông qua thị trường vốn bằng trái phiếu chuyên đề hoặc phát hành trái phiếu giáo dục và trái phiếu xanh.
Hướng vào giải quyết thách thức phát triển dài hạn về BĐKH, ADB đã coi đây là một trọng tâm quan trọng trong các hoạt động của năm 2021. Chủ tịch Asakawa nhấn mạnh“Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu co thể sẽ thắng hay bại ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng để thành công, khu vực của chúng ta cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một tương lai các-bon thấp,”