Bình Thuận thiếu nước trầm trọng cho sản xuất nông nghiệp do nắng nóng kéo dài

09/04/2024 15:39

Năm nay, tỉnh Bình Thuận phải chịu đợt khô hạn nhất kể từ 10 năm trở lại đây. Thời điểm này đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt khiến những hồ nước trên địa bàn tỉnh cạn trơ đáy, nguồn nước trữ tại các hồ trên địa bàn tỉnh thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.

han-han-binh-thuan11-16033279-1712651677.jfif

Vùng sâu trong huyện Hàm Thuận Nam, một số người dân phải ra suối cạn để chắt nước uống và sinh hoạt. (Ảnh: Đài truyền hình Bình Thuận)

Các hộ dân trên địa bàn tỉnh đang phải “mót” những nguồn nước thô cuối cùng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt cuộc sống của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện tại, nhiều hồ chứa nước, sông, suối, ao đào đang dần cạn kiệt nguồn nước, người dân phải đi lấy từng can nước phục vụ cho sinh hoạt. Hồ chứa nước Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam có sức chứa 600.000 m3, cung cấp nước chính cho các hộ dân trồng thanh long tại thôn Tà Mon, nhưng hiện nay lòng hồ đã cạn khô, trơ đáy. Người dân cho biết năm nay là năm cực hạn, vào thời điểm này của năm trước nước hồ còn sử dụng được nhưng năm nay từ giữa tháng 3 hồ đã cạn kiệt. Còn tại một số xã của huyện Hàm Thuận Nam nhiều người dân cũng phải dùng can nhựa để lấy nước từ những ao, hồ trong vùng về sử dụng. Hiện hồ Tà Mon đã hết nước, chỉ còn nhờ nước từ hồ Sông Móng, nhưng hiện nay tích nước của hồ Sông Móng trữ lượng rất ít nên nước sản xuất nông nghiệp cũng thiếu rất trầm trọng. Toàn tỉnh hiện có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3 - 6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 - 4. Toàn tỉnh có 357.000 ha đất nông nghiệp và có 49 hồ chứa nước, với tổng dung tích chứa 442 triệu m3. Dung lượng của các hồ chứa nước hiện tại cộng với nguồn nước ở sông, suối khác chỉ đủ tưới cho khoảng 57.000 ha. Nếu tính 100 triệu m3 tưới được cho 10.000 ha, với 300.000 ha đất nông nghiệp còn lại sẽ phải cần đến 3 tỷ m3 nước/năm.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Thuận hiện có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3-6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 đến cấp 4. Để giải quyết bài toán lâu dài về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho người dân huyện Hàm Thuận Nam, hiện tỉnh Bình Thuận đang triển khai xây dựng hồ chứa nước Ka Pét với sức chứa 51,2 triệu m3 nước cung cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp cho người dân huyện Hàm Thuận Nam.

Cụ thể, hồ Ka Pét với tổng mức đầu tư dự án là 585,647 tỷ đồng, dung tích thiết kế hơn 50 triệu m3, cung cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp cho người dân huyện Hàm Thuận Nam. Đây là một trong những hồ chứa lớn nhất tỉnh Bình Thuận. Khi được đầu tư xây dựng hồ chứa nước Ka Pét sẽ là một trong những công trình quan trọng có tính quyết định đối với việc cung cấp nước sinh hoạt không chỉ cho huyện Hàm Thuận Nam mà còn đối với việc cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho TP. Phan Thiết và vùng phía nam của Bình Thuận để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu rất phức tạp như hiện nay.

Để ứng phó với tình hình khô hạn năm nay có thể kéo dài, phương án trước mắt, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã giao Phòng NN&PTNT phối hợp với các xã có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, nếu xảy ra thiếu nước sinh hoạt, kịp hỗ trợ vận chuyển nước để cấp nước cho người dân không để thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 357.000 ha đất nông nghiệp và có 49 hồ chứa nước, với tổng dung tích chứa 442 triệu m3. Dung lượng của các hồ chứa nước hiện tại cộng với nguồn nước ở sông, suối khác chỉ đủ tưới cho khoảng 57.000 ha. Nếu tính toán 100 triệu m3 tưới được cho 10.000 ha, với 300.000 ha đất nông nghiệp còn lại sẽ phải cần đến 3 tỉ m3 nước/năm.

Hoài Trinh