Góc nhìn chuyên gia
- GS.TS.VS Đào Thế Tuấn
- GS.TSKH Trần Duy Quý
- PGS.TS.VS Đào Thế Anh
- TS. Lê Thành Ý
- PGS.TS Vũ Trọng Khải
- PGS.TS Nguyễn Văn Bộ
- TS. Hoàng Xuân Trường
- ThS. Lê Đức Thịnh
- Nhà báo Lê Minh Hoan
- Nhà báo Vương Xuân Nguyên
- PGS.TS Đặng Trọng Lương
- PGS.TS Lê Quốc Doanh
- Nhà báo Hoàng Trọng Thuỷ
- TS. Ngô Kiều Oanh
- TS. Ngọ Văn Ngôn
- ThS. Nguyễn Văn Chí
- TS. Tạ Văn Tường
- GS.TS Nguyễn Tử Siêm
- TS. Trịnh Văn Tuấn
- TS. Trần Duy Dương
- TS. Nguyễn Xuân Cường
- Ông Cao Đức Phát
- Ông Lê Huy Ngọ
- GS.TS Nguyễn Văn Tuất
- GS.TS Nguyễn Quang Thạch
- TS. Tạ Quang Ngọc
- PGS.TS Đặng Văn Đông
- PGS.TS Trịnh Khắc Quang
- PGS.TS Khuất Hữu Trung
- PGS.TS Trần Tiến Quang
- GS.TS Nguyễn Văn Song
- GS.TS Đỗ Khắc Chung
- GS.TS Trần Khắc Thi
- TS. Estelle Bienabe
- CEO Trang Viên
- Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiện
- Nghệ nhân Nguyễn Huy Tấn
- CEO Quốc Quốc
- Nhà báo Vân Đình
Bộ trưởng Lê Minh Hoan biểu dương sự thành công của Lễ hội sen Hà Nội 2024
Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát trển.
Trái phiếu Đông Á mới nổi và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm những nền kinh tế thành viên ASEAN: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Lãi suất trái phiếu khu vực gia tăng trong bối cảnh được củng cố và dự báo sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới. Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, ”Dòng vốn trái phiếu rút khỏi các thị trường khu vực đã lên tới 20 tỉ USD trong tháng 3 và tháng 4”. Theo ấn bản của báo cáo “Giám sát Trái phiếu Châu Á” công bố vào hạ tuần tháng 6 năm 2024 giảm phát chậm củng cố khả năng lãi suất gia tăng trong thời gian dài và sẽ thúc đẩy lãi suất trái phiếu ngắn hạn và dài hạn ở cả những nền kinh tế phát triển và các thị trường khu vực. Bài viết đề cập tới thực trạng trái phiếu khu vực và Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những trăn trở về một nền nông nghiệp hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một quân sự lỗi lạc, nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà báo tiêu biểu trong thời đại Hồ Chí Minh, mà Đại tướng còn được đánh giá là một trí tuệ siêu việt mang "tư duy xanh", một con người sớm quan tâm đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp gắn với mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Giáo sư Đào Duy Anh - Nhà khoa học ươm mầm tài năng cho các thế hệ mai sau
Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9 năm 1945) đến nay, hiếm có gia tộc nào có thành công với 2 giải thưởng khoa học Hồ Chí Minh liên tiếp trao cho cả 2 thế hệ cha con và tên tuổi của họ lại được gắn với những con phố đẹp và sầm uất của Thủ đô Hà Nội. Cùng với những giải thưởng khoa học cao quý được trao, Giáo sư Đào Duy Anh còn có công lao to lớn trong đào tạo các nhà khoa học lịch sử và hậu duệ của ông đã được Viên Nghiên cứu Nông nghiệp pháp công nhận là Viện sĩ Hàn lâm ở lứa tuổi 45. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của nhà khoa học lỗi lạc này (25 tháng 4 1904), bài viết ghi lại đôi nét về cuộc đời cách mạng và hoạt động khoa học đào tạo của ông.
Kinh tế vĩ mô Việt Nam giữa quý II năm 2024 - Những chuyển biến mới dưới góc nhìn của định chế tài chính toàn cầu
Bước vào năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn với tổng cầu suy giảm, đã tác động trực tiếp tới nhiều nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm; sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp, các ngành; sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi ổn định; lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều lĩnh vực quan trọng đều đạt mục tiêu đề ra.
Năng lượng tái tạo con đường ngắn nhất đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) ở Việt Nam
Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (DEPP) là một chương trình hợp tác giữa Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Công Thương Việt Nam, tiến hành từ năm 2013 giai đoạn một của chương trình thực hiện đến năm 2017 đã tập trung vào phát triển carbon thấp trong công nghiệp và toà nhà; giai đoạn hai triển khai từ năm 2017 đến năm 2020 hướng vào tiết kiệm năng lượng và tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện nhằm thiết lập mô hình dài hạn cho ngành năng lượng. Giai đoạn ba hiện tại của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch (DEPP III) được triển khai từ năm 2021 đến 2025 bao gồm hoạt động thúc đẩy điện gió ngoài khơi và hoạt động xây dựng các cơ chế khuyến khích nhằm tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp tại Việt Nam. DEPP III tiếp tục tập trung vào mô hình hóa các kịch bản năng lượng dài hạn với việc hình thành ấn phẩm Báo cáo Triển vọng Năng lượng được xuất bản định kỳ hai năm một lần.
Báo chí truyền thông Việt Nam trong phát triển kinh tế số
Trong khuôn khổ sự kiện thường niên của cộng đồng báo chí Việt Nam mang tên “Diễn đàn báo chí tháng 6 năm 2024” do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo Vietnamnet và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì, ngày 14/6/2024 tại Khách sạn Quân đội trên đường Đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”.
Diễn đàn Kinh tế Xanh Hà Nội 2023 – Tương lai phát triển bền vững ở Việt Nam
Giữ vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp châu Âu quan tâm đến thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn mở rộng hoạt động thị trường tại Châu Âu. EuroCham, là cầu nối lợi ích theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA). Với trên 1.400 thành viên, EuroCham là “hiệp hội của các hiệp hội” nước ngoài tiêu biểu, đại diện cho các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến các công ty đa quốc gia với trên 150.000 lao động. Tổ chức này giữ vai trò như một hiệp hội “bảo trợ”, 9 hiệp hội doanh nghiệp và các Phòng Thương mại và Công nghiệp của các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Sự đa dạng về tổ chức giúp EuroCham bảo vệ được lợi ích của nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp, đưa tiếng nói và tầm ảnh hưởng của họ lên cao.