
Khe Sanh rực lửa
Thung lũng Khe Sanh là trung tâm của huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị, nằm cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo gần 30km. Đường số 9 chạy từ Đông Hà qua Lao Bảo sang nước bạn Lào. Đường mòn Hồ Chí Minh là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng, cũng là huyết mạnh để đưa người và vũ khí trang bị từ hậu phương miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Điểm giao cắt với đường số 9, thực sự đóng vai trò như cuống họng của con đường huyết mạch Hồ Chí Minh.
Địa hình nơi đây khá phức tạp bởi rừng núi hiểm trở. Có những ngọn núi cao hơn 1000m so với mực nước biển. Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của thung lũng Khe Sanh, đế quốc Mỹ và tay sai đã đổ hơn 4000 quân thuộc lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ gồm trung đoàn 26 của sư đoàn 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ và nhiều tiểu đoàn biệt động, biệt kích nguỵ. Tổng cộng hơn 6000 quân thuộc lực lượng tinh nhuệ của Mỹ - nguỵ đồn trú tại Khe Sanh, đã tạo thành một tập đoàn cứ điểm mạnh ở địa đầu miền Nam Việt Nam, đối mặt trực diện với hậu phương miền Bắc. Tập đoàn cứ điểm này bao gồm căn cứ Làng Vây, chi khu quân sự Hướng Hoá và sân bay Tà Cơn cùng với hàng rào điện tử Mắc Na -ma- ra tạo thành tuyến phòng thủ vừa liên hoàn vừa khép kín từng được chúng rêu rao là “Bất khả xâm phạm” nhằm ngăn chặn và cắt đức chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Đầu tháng 10 năm 1967, Sư đoàn 304 bắt đầu chuyển quân, đến tháng 11 năm 1967, toàn đơn vị đã tập kết ở khu vực phía Nam tỉnh Quảng Bình để tiến hành huấn luyện bổ sung. Cuối tháng 11 năm 1967, đoàn cán bộ của Sư đoàn tổ chức đi trinh sát thực địa
Trong kháng chiến chống Mỹ, ông tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân năm 1968 trên cương vị là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 mặt trận Khe Sanh, Quảng Trị, Tiểu đoàn của ông có nhiệm vụ đánh chốt phòng ngự tại Đông Nam sân bay Tà Cơn, cách tiền duyên địch chỉ từ 200-300m, có nhiệm vụ hàng ngày dùng hoả lực bắn tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, phá huỷ lô cốt, ụ súng trước tiền duyên địch trong tập đoàn cứ điểm Tà Cơn, gây cho chúng khốn đốn, buộc địch phải đổ quân tiếp viện, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt địch ngoài công sự; đồng thời tổ chức đánh chiếm một đoạn hào trước tiền duyên địch, khống chế mỏ nước không cho địch ra lấy nước. Chỉ trong 2 ngày chiến đấu, Tiểu đoàn 3 đã tiêu diệt 151 tên địch. Làm con cúi đổ đầy cát để trước đoạn hào để đào lấn dũi vào sát trận địa địch, mỗi đêm cũng đào được từ 15-20m. Đến trước ngày quy định tiến công cứ điểm Tà Cơn, hào lấn dũi chỉ còn cách địch từ 20-30m, hạn chế thương vong cho bộ đội.
Đêm ngày 23/3/1968, Tiểu đoàn 3 được lệnh nổ súng tiến công đánh chiếm tiền duyên trận địa địch. Chiều ngày 23/3/1968, đồng chí Hoàng Đan- Phó Tư lệnh sư đoàn xuống trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 3 chiến đấu, đánh chiếm tiền duyên trận địa địch, tạo áp lực lớn, buộc địch phải dùng lực lượng bộ binh, có xe tăng ra bịt cửa mở hòng đẩy ta ra xa tiền duyên của chúng. Tiểu đoàn 3 được chi viện kịp thời hiệu quả của hoả lực pháo cối của trung đoàn, sư đoàn, từ ngày 23 -26/3/1968, tiểu đoàn 3 đã chiến đấu dũng cảm đẩy lui hàng chục đợt tấn công của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực địch nống ra, buộc chúng phải rút vào bên trong căn cứ, để lại trên 50 xác chết. Ta thu 1 máy VTĐ và 2 cờ chỉ huy. Giữ vững trận địa.
Trước nguy cơ tập đoàn cứ điểm Tà Cơn- Khe Sanh bị tiêu diệt, tổng thống Mỹ Gion xơn đã bắt các tham mưu trưởng liên quân phải ký cam kết rằng “Khe Sanh phải được giữ vững”.
Để giải vây cho tập đoàn cứ điểm Tà Cơn đang bị nguy khốn, ngày 01/4/1968, Mỹ đã phải tung sư đoàn Kỵ binh đường không số 1, mở cuộc hành quân giải toả cho Khe Sanh, lấy tên là chiến dịch “Ngựa bay”. Tiểu đoàn 3 của đồng chí Nguyễn Đức Huy lại nhận lệnh tổ chức lập một chốt thứ 3 ở Làng Khoai; đây là một địa hình hiểm trở có đường số 9 độc đạo chạy từ Đông Hà đến Khe Sanh; nếu không chiếm được Làng Khoai thì không thể giải vây cho hơn 6000 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đang bị vây hãm ở Tà Cơn để chạy về Đông Hà.
Sau khi đi nghiên cứu địa hình về, Tiểu đoàn 3 đã huy động lực lượng có thể để xây dựng trận địa chốt trong ngày 01/4/1968 ở Làng Khoai với 2 chiến hào, ụ bắn từ Trung liên trở lên đều có nắp; có hệ thống giao thông hào nối liền trận địa phía trước và phía sau. Mặc dầu lực lượng hao hụt chưa được bổ sung, nhưng Tiểu đoàn 3 vẫn dành ra 1 trung đội 20 người làm dự bị, tăng cường cho chốt một khẩu đại liên và một khẩu 12,7ly; 1 tiểu đội cối 60ly/2khẩu, tổng cộng được 33 tay súng, do đồng chí Bùi Gia Ngoãn đại đội phó đại đội 11 chỉ huy, phân công đồng chí Nguyễn Văn Bình- Tham mưu trưởng Tiểu đoàn xuống tăng cường chỉ huy chốt Làng Khoai.
Sáng ngày 01/4/1968, địch đổ bộ 1 tiểu đoàn Kỵ binh đường không xuống Bồng Kho; sáng ngày 2/4/1968, địch đổ tiếp 1 tiểu đoàn Kỵ binh đường không xuống Làng Cát, cách đông chốt Làng Khoai 2km.
Sáng ngày 03/4/1968, địch bắn hàng ngàn quả đạn pháo 175mm, 155mm từ căn cứ 241- Tân Lâm dồn dập vào chốt Làng Khoai, hàng chục máy bay trực thăng vũ trang và phản lực tập trung bắn phá vào khu vực chốt Làng Khoai
Đến khoảng 8 giờ, 1 tiểu đoàn địch chia làm 2 mũi tấn công vào chốt Làng Khoai, Ta chờ địch vào gần cách 50-60m đồng loạt nổ súng, tiêu diệt hàng chục tên địch ngay từ loạt đạn đầu, chúng lui ra cho hoả lực pháo, cối, cùng máy bay đánh phá vào chốt của ta, sau đó tổ chức thêm 7 lần tấn công trong ngày nữa, nhưng đều bị ta chặn đánh đẩy lui, diệt hơn 100 tên địch. Lần thứ 5, đồng chí Bùi Gia Ngoãn bị thương gãy chân, nhưng vẫn ở lại chỉ huy chiến đấu và đã anh dũng hy sinh tại trận địa cùng ngày. (Năm 2013, đồng chí Ngoãn được truy tặng danh hiệu AHLL VT ND).
Đến chiều ngày 03/4/1968, ta cũng bị thương vong nhiều, chốt bị phá huỷ nặng, nên đồng chí Bình -Tham mưu trưởng Tiểu đoàn đã cho bộ đội lui về tuyến phòng ngự 2. Tiểu đoàn rút được 10 người của chốt 2 cùng 1 khẩu đại liên đưa lên tuyến 1, Làng khoai.
Ngày 5-6/04/1968, địch đưa tiếp 1 tiểu đoàn Kỵ binh đường không lên tấn công chốt Làng Khoai, lại bị ta tiêu diệt gần 200 tên, bẻ gãy hoàn toàn mấy đợt tấn công của địch.
Qua 5 ngày (02-06/4/1968) chiến đấu liên tục, Tiểu đoàn 3 đã tiêu diệt gần 400 tên địch, đánh bại 2 tiểu đoàn Kỵ binh đường không của Mỹ. Ta giữ vững trận địa. Ngày 7/4/1968, địch buộc phải hủy bỏ chiến dịch hành quân “Ngựa bay”, tạo điều kiện cho ta mở chiến dịch giải phóng Khe Sanh thắng lợi hoàn toàn; Tiểu đoàn 3 do đồng chí Nguyễn Đức Huy làm Tiểu đoàn trưởng, đã đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn Kỵ binh đường không Mỹ, 2 đại đội thuỷ quân lục chiến Mỹ, diệt gần 600 tên Mỹ, góp phần vào chiến công chung của Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 Anh hùng.
(Còn Tiếp)
Hà Nội, ngày 04/5/2025
HMS (Sưu tầm)
TTNL