Bài viết mới nhất từ Trái Tim Người Lính
Cùng truyền hình QPVN thăm và tặng quà hoạ sĩ trẻ Dương Cao Thành tại Vĩnh Phúc
Họa sĩ trẻ Dương Cao Thành, là một trong những người đã cộng tác với Tổ chức “Trái người lính Việt Nam”, phục dựng màu hàng trăm di ảnh thờ các Anh hùng – Liệt sĩ trong thời gian gần đây. Chỉ tính riêng sự kiện do Hội Cựu CAND tỉnh Ninh Bình phối hợp với “Trái tim người lính” tổ chức trong dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, Thành đã làm tới ½ số lượng di ảnh.
Tự thấy mình có duyên với Tư liệu chiến tranh, đặc biệt là " Những Lá thư và Nhật ký thời chiến"
Là một Cựu chiến binh đã trực tiếp cầm súng bảo vệ biên giới của Tổ quốc; đồng thời, cũng là một người làm báo và làm xuất bản sách nhiều năm, trong lực lượng vũ trang; vào năm 2004, tôi đã thay mặt một nhóm các Nhà văn CCB khởi xướng Cuộc vận động Sưu tầm và Xuất bản bộ sách “Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam”.
Nhiều nhân chứng sống của lịch sử sẽ có mặt tại sự kiện "Ký ức và Niềm tin" cùng hiện vật gốc được trưng bày
Sáng nay, kỷ niệm 78 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2024) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức Sự kiện “Ký ức và Niềm tin”. “Trái tim người lính” tham dự sự kiện với 2 tư cách: Vừa là Khách mời, vừa là thành viên Ban Tổ chức (Phó Chủ tịch CLB “Mãi mãi tuổi 20”).
Lễ trao di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ Công an nhân dân tại Ninh Bình
Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân các thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an và quân đội đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và đấu tranh phòng chống tội phạm vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc nhân dân.
Tác giả "Phút giây đáng nhớ" có văn phòng và "nữ tướng" mới
CCB, PGS.TS Nguyễn Minh Vỹ sinh ngày 7/12/1945 tại Hải Dương. Năm 1965, khi đang còn là sinh viên năm thứ 2, Khoa Vô tuyến điện của Đại học Kỹ thuật thông tin (phân hiệu của Đại học Bách khoa Hà Nội), ông vinh dự là một trong số ít người được tuyển chọn về Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ của “CP16” (mật danh của một đơn vị đặc biệt thuộc Bưu điện Trung ương).
"Trái tim người lính" trao tặng di ảnh liệt sĩ tại tỉnh Cà Mau
Với sự nhiệt tình kết nối và tổ chức của cựu chiến binh Trần Thiện Hà; trước sự chứng kiến của đồng đội, đại diện Chính quyền địa phương và một số cơ quan Báo chí – Truyền thông; “Trái tim người lính” vừa trang trọng tổ chức Lễ trao di ảnh Liệt sĩ cho thân nhân gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng (MVNAH) Trịnh Thị Gần tại ấp Hòa Lập, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
"Và anh nói tặng em mùa xuân"
Đó là tên chủ đề chương trình “Thay lời muốn nói” tháng 12/2024 – một chuyên mục rất hút khán giả của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh, đã có từ gần tròn ¼ thế kỷ, nhưng vẫn bền bỉ lên sóng hàng tháng.
Chân dung 5 Trưởng ty đầu tiên của Công an tỉnh Ninh Bình
Họ là 5 Trưởng ty đầu tiên của Công an tỉnh Ninh Bình (chức vụ như Giám đốc Công an tỉnh hiện nay) kể từ sau Cách mạng 8/1945, xếp theo thời gian, tiền nhiệm và kế nhiệm: Trần Kỳ, Đào Gia Lựu, Phan Châu, Nguyễn Trần Châu và Phạm Văn Bổng…
Những lá thư thời chiến Việt Nam
Là tên một bộ sách do Nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn và giới thiệu từ năm 2004 (tới nay vừa tròn 20 năm!). Nhiều tập, với hàng ngàn lá thư riêng đã lần lượt được xuất bản thành sách, trước khi Tuyển tập “Những lá thư thời chiến Việt Nam” dày gần 1000 trang được ấn hành năm 2015, và cũng đã được tái bản nhiều lần.
Khách thăm Cà phê Lục Bát: Lãnh đạo Hội Cựu CAND tỉnh Ninh Bình và Trung tướng Bùi Bá Đính
Cà phê Lục Bát vừa vinh dự được đón một đoàn khách đặc biệt: Ban Lãnh đạo Hội Cựu CAND tỉnh Ninh Bình, do Trung tướng Bùi Bá Định (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND - Bộ Công an), Chủ tịch Hội Cựu CAND tỉnh Ninh Bình, dẫn đầu.
Hội cựu Công an nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức phục dựng cho di ảnh thờ các Liệt sĩ
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và do đặc thù bảo mật của Lực lượng Công an, nên việc lưu giữ ảnh chân dung trước khi đi làm nhiệm vụ và hy sinh thường rất hạn chế. Nếu có, chỉ là những ảnh đen trắng nhỏ, đã nhòa mờ bởi thời gian và năm tháng.
Có những lá thư viết thay "Di chúc" của người lính trước khi ra trận
Trang 243 của Tuyển tập “Những lá thư thời chiến Việt Nam” có một bài viết rất cảm động, mang tựa đề “Khi hòa bình, nếu có điều kiện, hãy vào Nam lấy hài cốt anh về”.
Nhân ngày sinh của Nhà thơ Quang Dũng, góp thêm một giai điệu mới cho bài thơ "Tây Tiến"
Nhà thơ Quang Dũng (1921 – 1988), tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh ngày 11/10 và mất ngày 13/10. Nghĩa là, nếu theo Dương lịch, thì ngày sinh và ngày giỗ của ông chỉ cách nhau có 2 ngày, và cùng vào tháng 10. Hôm nay, 11/10/2024, đúng ngày sinh nhật lần thứ 103 của người Thi sĩ tài hoa quê Xứ Đoài.
Thật vinh dự khi được tham gia "Giai điệu tự hào" kỷ niệm 80 năm QĐND của Đài truyền hình Việt Nam !
Nhà văn Đặng Vương Hưng - người đã dành 20 năm, sưu tầm hàng vạn lá thư chiến trường, vừa vinh dự được mời tham gia chương trình "Giai điệu tự hào" mang tên "Tình em", kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam của Đài Truyền hình Việt Nam. Xuất hiện trong phóng sự đầu tiên của chương trình, nhà văn của "Trái tim người lính" đã có những chia sẻ cảm động về giá trị lịch sử và nhân văn mà những lá thư thời chiến mang lại...
Dù trong hoàn cảnh nào, bạn là ai, cũng đều có quyền hy vọng!
Nhạc sĩ Văn Ký (1928 – 2020) quê tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong cuộc đời mình, ông đã sáng tác hơn 400 tác phẩm âm nhạc như: khí nhạc, nhạc múa, ca kịch... Một số ca khúc của Văn Kỳ đã lan tỏa và đi cùng năm tháng, ghi lại dấu ấn những chặng đường lịch sử đấu tranh của dân tộc: Trời Hà Nội xanh, Tây Nguyên bất khuất, Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi, Nha Trang mùa thu lại về. Đặc biệt, “Bài ca hy vọng” là tác phẩm khẳng định vị trí của ông trong nền âm nhạc Việt Nam.
Ai là người hát tình khúc "Gửi người em gái Miền Nam" đầu tiên bền nhất ?
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924 - 2001) quê ở Hải Phòng, nhưng lớn lên tại Hà Nội, là nghệ sĩ chơi đàn guitar Hawaii có một không hai. Ông là con thứ của ông chủ Hãng nước mắm Vạn Vân có tiếng trên toàn cõi Đông Dương thời đó.
Những di vật thiêng liêng của Liệt sĩ Trịnh Ngọc Khiết
Bà Vũ Thị Sử (từng nhiều năm làm công nhân của Phân xưởng Dệt kim, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân - Hà Nội) vừa trực tiếp mang đến, ủng hộ cho Trung tâm Tư liệu và Không gian Văn hóa “Trái tim người lính” hơn 40 phong bì + thư viết tay, cuốn sổ tay nhật ký và chiếc ví giả da. Đó đều là những di vật gốc, của Liệt sĩ Trịnh Ngọc Khiết (đơn vị hòm thư: 63589 US), sinh năm 1945, hi sinh tại chiến trường Lào năm 1973.
Câu chuyện về bài ca "Miền xa thẳm" và hài cốt của liệt sĩ trong những ngôi mộ gió được an táng ở đâu ?
Là một nhà văn chuyên về tư liệu chiến tranh, sưu tầm và nghiên cưú Thư, Nhật ký thời chiến. Công việc của tôi thường tiếp xúc với rất nhiều di vật của liệt sĩ...
Chuyện làng - Chuyện phố: "Hoa hậu của vùng lũ" Hoàng Minh Diệp
Hình ảnh cô giáo Hoàng Minh Diệp với bộ quần áo bùn đất lấm lem, tranh thủ ăn vội gói mỳ tôm khô, lúc tạm nghỉ ngơi… đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trên MXH trong những ngày qua.