Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao thông qua cải cách kinh tế và nâng tầm thương mại

Theo nhiều tổ chức thế giới, trong nền kinh tế toàn cầu Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người hằng năm tăng gấp 6 lần trong chưa đầy 40 năm, (từ dưới 600 USD/người năm 1986 lên gần 3.700 USD tính theo PPP năm 2015) và tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 4,2% trong năm 2020.

kt-1733217598.png

Cột cờ Lũng Cũ trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng.Tăng trưởng kinh tế được dự báo tăng trưởng 6,5% vào năm 2024, nhờ nhu cầu toàn cầu gia tăng và niềm tin của người tiêu dùng trong nước được khôi phục. Trong phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng GDP thực dự kiến sẽ phục hồi trong ba năm tới, đạt mức trung bình trước đại dịch vào năm 2026.

Trên 30 năm với mức tăng trưởng từ 2,5% đến 3,5%/năm, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tichcựcvà đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2020 nông nghiệp đã đóng góp 14% cho tăng trưởng GDP và 38% vào tạo việc làm, năm 2021 giữa thời điểm đại dịch COVID-19gia tăng cao, xuất khẩu hang hóa nông sản vẫn đạt hơn 48 tỷ USD.

Y tế đạt nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng được cải thiện, tỉ suất tử vong trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,45 năm 2020. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số đã có bảo hiểm y tế. 

Số năm đi học bình quân đạt 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ sau Singapore theo xếp hạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Chỉ số vốn con người đạt 0,69, xếp hạng cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với 14% của năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn được cải thiện từ 17% năm 1993 tăng lên 51% năm 2020.

Gần 40 năm kể từ chủ trương Đổi Mới (năm 1.986) hội nhập toàn cầu đã trở thành động lực giúp đất nước phát triển thành công, tạo nên một trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài và nhanh nhất trong lịch sử hiện đại. Đến nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, với khoảng 50% GDP và việc làm phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 6% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh, bao trùm hơn. Tại COP27, Việt Nam cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi những xu thế lớn, với dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu ngày một gia tăng. Thực trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội toàn cầu đang đặt ra những thách thức chưa từng có, có thể làm chậm tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển.

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức và đáp ứng được mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng.

kt1-1733217598.png

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Ảnh minh họa)

Từ sau chủ trương Đổi mới (1986) kinh tế xã hội Viêt Nam đã có sự chuyển biến lớn. Gần 40 năm, hội nhập toàn cầu đa trở thành động lực giúp đất nước phát triển thành công, tạo nên một trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử. Đến nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, với khoảng 50% GDP và việc làm phụ thuộc trực và gián tiếp vào xuất khẩu.

Với nền tảng thành công sẵn có, Việt Nam đã đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045. Điều này đòi hỏi phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới. Thành công của mục tiêu này phụ thuộc vào việc nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là Việt Nam phải thực hiện quá trình chuyển đổi này trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động sâu sắc.

Trong thông cáo báo chí số 2025/EAP, ngày 21 tháng 11 năm 2024 với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao Ngân hàng Thế giới (W.B) đã đưa ra một lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Theo đó W.B cho biết, Hội nhập toàn cầu là động lực giúp Việt Nam phát triển thành công, tạo nên một giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài và nhanh nhất trong lịch sử hiện đại.

Là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, thu nhập và việc làm ở Việt Nam phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu. Với mục tiêu trở thành nền kinh tế hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045 đòi hỏi Việt Nam phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập niên sắp tới. Thành công của mục tiêu này phụ thuộc vào nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo. Thách thức đặt ra là phải thực hiện quá trình chuyển đổi này trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động sâu sắc.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Manuela V. Ferro cho rằng “Để duy trì tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam cần chuyển đổi từ tham gia vào khâu lắp ráp cuối cùng thâm dụng lao động và có giá trị gia tăng thấp sang phát triển sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn”, bà nhấn mạnh “Trong bối cảnh thương mại toàn cầu thay đổi và bất ổn gia tăng, việc đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại và đầu tư là rất cần thiết để xây dựng khả năng phục hồi và đảm bảo thành công lâu dài.”

Ngân hàng Thế giới đã đề xuất một chiến lược tổng thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng suất, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các giải pháp chính sách trọng tâm bao gồm: đẩy mạnh hội nhập thương mại theo chiều sâu; tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy các hoạt động sử dụng công nghệ cao với kỹ năng chuyên sâu và khu vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao, bao gồm cả dịch vụ; và chuyển đổi sang mô hình sản xuất các-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Báo cáo của W.B đã được chuẩn bị với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Úc thông qua Chương trình Đối tác Chiến lược Úc-Ngân hàng Thế giới (ABP2).

Nhằm phát hiện và bổ sung những vấn đề còn tồn tại của báo cáo,W.B đã trình bày báo cáo này tại hội nghị cấp cao do GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á & Thái Bình Dương đồng chủ trì vào ngày 20 tháng 11 tại Hà Nội./.