Hà Nội là tỉnh đi đầu trong cả nước ban hành kế hoạch để phát triển HTX, sau khi trung ương có Nghị quyết số 20 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới. Tính đến 30/12/2021, trên địa bàn Thành phố có 1.329 HTX nông nghiệp (chiếm 58,6% tổng số HTX trên địa bàn Thành phố), trong đó có 1.104 HTX đang hoạt động và 225 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể. Đánh giá HTX theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 có 991 HTX nông nghiệp được đánh giá phân loại: loại tốt 194 HTX (chiếm 19,6%), khá 345 HTX (chiếm 34,8%), trung bình 399 HTX (chiếm 40,3%) và yếu 53 HTX (chiếm 5,3%); 338 HTX không đánh giá phân loại (70 HTX thành lập mới chưa đủ điều kiện đánh giá phân loại; 225 HTX ngừng hoạt động và 43 HTX không nộp phiếu đánh giá).
Tổng số cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành là 6.914 người, trong đó cán bộ đạt trình độ sơ cấp và trung cấp là 2.328 người (tỷ lệ 33,6%), đạt trình độ cao đẳng và đại học trở nên là 1.564 người (tỷ lệ 22,6%) và còn lại 3.022 người (tỷ lệ 43,7%) chưa qua đào tạo; Số thành viên HTX là 451.275 thành viên, trong đó thành viên là pháp nhân 01 thành viên, là cá nhân 132.865 thành viên và là đại diện hộ 318.409 thành viên; tổng số lao động của HTX là 32.941 người; Doanh thu bình quân của HTX nông nghiệp là 1.835 triệu đồng; lãi bình quân năm đạt 166 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân trên năm của 01 lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 27 triệu đồng/năm.
Mục tiêu chính của kế hoạch, gồm 2 giai đoạn:
* Mục tiêu đến năm 2025
- 100% số HTX nông nghiệp hoạt động theo quy định Luật HTX.
- Thành lập mới từ 150 HTX nông nghiệp trở lên.
- Củng cố, kiện toàn phát triển các HTX Nông nghiệp; 100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu được củng cố, kiện toàn; phấn đấu có trên 80% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, 60% HTX nông nghiệp trở lên đạt từ loại khá;
- Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt 25% trở lên; Tỷ lệ giám đốc HTX nông nghiệp được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc từ 40% trở lên.
- Xây dựng 150 mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững.
- Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa Doanh nghiệp và HTX nông nghiệp, phấn đấu có khoảng 50% HTX nông nghiệp liên kết với Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Giải thể các HTX nông nghiệp ngừng hoạt động, yếu kém kéo dài, không củng cố được.
* Mục tiêu đến năm 2030
- 100% số HTX nông nghiệp hoạt động theo quy định Luật HTX.
- Thành lập mới từ 100 HTX nông nghiệp trở lên.
- Củng cố, kiện toàn phát triển HTX Nông nghiệp; phấn đấu tổng số HTX nông nghiệp đạt loại khá chiếm từ 70% trở lên;
- Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt 30% trở lên; Tỷ lệ giám đốc HTX nông nghiệp được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc từ 80% trở lên.
- Xây dựng 250 mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số…, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững.
- Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa Doanh nghiệp và HTX nông nghiệp, phấn đấu có khoảng 70% HTX nông nghiệp liên kết với Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia để củng cố và kiện toàn cũng như phát triển được các HTX NN tại Hà Nội cần quan tâm tới các giải pháp sau:
1. Phát triển HTX cần lồng ghép với các chương trình Mục tiêu quốc gia đang thực hiện như:
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
- Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2021 – 2025
Bên cạnh đó cần phối hợp huy động các nguồn lực từ các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp…
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò của HTX trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia (thông qua các video ngắn trên các trang website, mạng xã hội gắn với câu chuyện sản phẩm). Công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho HTX (Chủ tịch, GĐ HTX, kế toán HTX). Hỗ trợ HTX ứng dụng CNC, công nghệ thông tin trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị.
3. Cần thực hiện tư vấn hỗ trợ HTX 08 vấn đề cụ thể như sau:
1. Hồ sơ HTX cần được hoàn thiện và sắp xếp lại: Điều lệ, Phương án SXKD
2. Cần hỗ trợ HTX xây dựng ngay kế hoạch SXKD chi tiết từng vụ, quý và cả năm
3. Tư vấn HTX tổ chức họp và đại hội lại HTX
4. Tư vấn HTX thực hiện việc góp vốn, trích quỹ và hồ sơ ghi chép đúng quy định
5. Tư vấn HTX lựa chọn sản phẩm chủ lực, tham gia chương trình OCOP và liên kết chuỗi
6. Tư vấn HTX xác định thị trường, các doanh nghiệp đầu vào và ra tạo nên mối liên kết theo chuỗi…
7. Tư vấn HTX tiếp cận các chính sách của TP đang có
8. Tư vấn Hỗ trợ HTX xây dựng, quản lý và khai thác các loại hình nhãn hiệu cộng đồng (CDĐL, NHCN, NHTT) và thương hiệu sản phẩm
Hình ảnh được diễn ra tại sự kiện.