Kinh tế xã hội Việt Nam gần đây - Điểm sáng và thành công

Năm 20233, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn. Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu đã gây những hậu quả nghiêm trọng. An ninh năng lượng, an ninh lương thực cùng với lạm phát tăng cao khiến nhiều quốc gia phải duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Tăng trướng của nhiều nền kinh tế bị chậm lai, nợ công gia tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cùng với tổng cầu suy giảm đã tác động trực tiếp tới những nền kinh tế có độ mở cao. Trong đó có Việt Nam. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế-xã hội cả nước trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 đã duy trì được xu hướng tăng trưởng tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được giữ vững, nhiều kết quả quan trọng đều đạt mục tiêu đề ra. Bài viết tổng hợp những nét nổi bật về kinh tế -xã hội từ những báo cáo thống kê trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế xã hội 2023 và Quý I.2024, điểm sáng và những thành công

Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các ngành, các cấp đều đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu đã xác định. Kinh tế-xã hội cả nước đã duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực, các cân đối lớn được giữ vững, nhiều kết quả quan trọng đều đạt mục tiêu đề ra. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Từ báo cáo tinh hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê cuối năm 2023 và QuýI.2024 có thể nhận thấy những điển sáng nổi bật đó là năm kinh tế vĩ mô phát triển và xã hội ổn định. 

I .Về phát triển kinh tế vĩ mô

Để đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, theo các nhà nghiên cứu cần xem xét trên các mặt tổng sản phẩm xã hội vai trò của các ngành nông công nghiêp và dịch vụ; thực trạng hoạt động của doanh nghiệp; mức độ đảm bảo các chỉ tiêu cân đối vĩ mô, đặc biệt là thu chi ngân sách.

Phân tích thực trạng kinh tế gần đây có thể nhận thấy: GDP cả năm 2023 và QI.2024 đều đạt khá cao; nông nghiêp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc cho tăng trưởng; sản xuất công nghiêp phát triển đúng hướng; dịch vụ hoạt đông sôi nổi; các cân đối lớn được đảm bảo; thu chi ngân sách lành mạnh. Có thể thấy qua những mặt phát triển cụ thể dưới đây:

 (1). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 và QI.2024 đều đạt cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng của những năm gần đây và bình quân của cả giai đoạn 2011-2023.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nền kinh tế cả nước đã duy trì được đà tăng trưởng tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05% cao hơn tăng trưởng của các năm 2020, 2021 và bình quân giai đoạn 2011-2023 với tốc độ quý sau cao hơn quý trước (Quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47% và quý I năm .2024 là 5,66%). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, khu vực dịch vụ tăng 6,82%; bán buôn, bán lẻ tăng 8,82%; vận tải kho bãi tăng 9,18%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,24%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,24%.

kinh-te-xa-hoi-1716370773.png

Đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy (Ảnh dangcongsan.vn/anh)

Trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế; nông, lâm và thủy sản đóng góp 8,84%; công nghiệp và xây dựng đóng góp 28,87% và khu vực dịch vụ đóng góp 62,29% vào mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Về cơ cấu của nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng 37,12% khu vực dịch vụ chiếm 42,54%.Tiếp tục đà tăng trưởng, QI.2024 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng 2,98%, công nghiệp xây dựng tăng 6,28% và khu vực dịch vụ tăng 6,12%.

Trong cơ cấu GDP, tiêu dùng cuối cùng năm 2023 tăng 3,52%, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp tới 32,32% vào mức tăng trưởng. Trong Quý I/2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,93% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 56,77% vào tốc độ tăng trưởng chung; tích lũy tài sản tăng 4,69%, đóng góp 24,07%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18% nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,08%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 19,16%vào mức tăng trưởng chung.

(2) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá do ứng dụng mô hình công nghệ cao, thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Phân tích quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 cho thấy, đã tăng trưởng tích cực. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý cùng với thời tiết thuận lợi khiến sản xuất được mùa ở hầu hết các địa phương. Nông sản lúa gạo và rau quả xuất khẩu được giá, sản lượng cây lâu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát ,thủy sản phát triển khá, tập trung và chuyển đổi theo hướng bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, áp dụng rộng rãi nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao.Tuy nhiên xuất khẩu còn khó khăn do ảnh hưởng của thị trường thế giới. Hoạt động lâm nghiệp không thuận lợi, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm so với năm trước.

(3) Sản xuất công nghiệp diễn biến tích cực, đặc biệt là vào những tháng cuối năm. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV/2023 tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất so với các quý trong năm. Trong đó, sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 25,3%; sản xuất kim loại tăng 24,2%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 19,8%; dệt và sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu cùng tăng 17,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 11,9% .

Sản xuất công nghiệp khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023. Giá trị tăng thêm toàn ngành quý I/2024 đạt 6,18% Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 1,73 điểm trong tổng mức tăng trưởng 5,66% của nền kinh tế. Đáng lưu ý là ngành xây dựng đã hồi phục trở lại với mức tăng 6,83%, cao hơn nhiều so với mức tăng trong quý I/2023.

Trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp năm 2023 đạt trên 3,02%, đóng góp 1,0% vào tốc độ giá trị tăng trưởng của nền kinh tế. Riêng công nghiệp chế biến, chế tạo QI/ 2024 tăng 3,62%, đóng góp 0,93 % vào mức tăng trương chung của nền kinh tế Chỉ số tiêu thụ của lĩnh vực công nghiệp này cả năm 2023 tăng1,8% và vào thời điểm 31/12/2023 tỷ lệ tồn kho toàn ngành còn trên 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

(4). Trong khu vực dịch vụ, hoạt động thương mại diễn ra sôi động, du lịch phục hồi mạnh mẽ 

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chủ lực tăng cao, đóng góp của ngành vào tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế trong quý I.2024 rất đáng kể với hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 5,2%. Đến ngày 25/3/2024, tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế đạt 0,26%, tổng doanh thu, phí bảo hiểm quý I/2024 đạt 53.295 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index tăng mạnh so với cuối năm 2023. Trong quý I/2024, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 22.529 tỷ đồng/phiên, tăng 28,2% so với bình quân của năm 2023.

Vận tải hành khách quý IV/2023 đạt 1.272,7 triệu lượt khách, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 64,8 tỷ lượt khách.km, tăng 17,9%. Tính chung cả năm, vận tải hành khách đạt 4.679,3 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2023 đạt 1,4 triệu lượt người, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm trước, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 352,1 nghìn lượt, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế dự kiến của năm 2023, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 5 triệu lượt, gấp 2 lần năm trước.

Trong năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 2.344,3 triệu tấn, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 489,7 tỷ tấn.km, tăng 10,8%. Vận tải hàng hóa Q IV/2023 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển tăng 7,9%.

Donh thu hoạt động viễn thông quý IV/2023 đạt 84,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước Tính chung cả năm doanh thu đạt 338,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

(5). Đối với hoạt động ngân hàng, bảo hiểm và thị trường chứng khoán

Tổng phương tiện thanh toán QI/2024 tăng 10,03% so với cuối năm 2023; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 10,85% và mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,09%. Giữa tháng12/2023 giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 17.624 tỷ đồng/phiên, giảm 12,6% so với bình quân cả năm 2022giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 6.114 tỷ đồng/phiên, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm giảm 0,6% nhưng giá trị giao dịch lại đạt 28,67 tỷ đồng/phiên, tăng 35,2%.

(6). Đầu tư phát triển

Cả năm 2023, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng,2% so cùng kỳ năm trước Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư cả năm đạt 36,6 tỷ USD tăng 3,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm gần đây.

(7). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 ước tính xuất siêu 28 tỷ USD. Trong đó, xuất siêu điện thoại và linh kiện 44,37 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 11,24 tỷ USD; thủy sản 6,4 tỷ USD; rau quả 3,62 tỷ USD; và hạt điều 451 triệu USD.

Thương mại và du lịch duy trì đà tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành dịch vụ với giá trị tăng thêm năm 2023 là 6,8%, cao hơn mức tăng 2,01% và 1,75% của năm 2020 và 2021. Một số ngành dịch vụ thị trường đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như Bán buôn và bán lẻ đóng góp 0,86%; vận tải, kho bãi 0,55 %; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0,37%; dịch vụ lưu trú và ăn uống 0,31%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 355,5 tỷ USD với cơ cấu hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng chế biến chiếm 88,3%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước với cơ cấu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,8%.

Phân tích tình hình xuất nhập khẩu, giới nghiên cứu nhận thấy, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28 tỷ USD, cao hơn năm 2022 là 12,1 tỷ USD.

Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 9,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022. Trong đó, dịch vụ du lịch chiếm 46,7% tổng kim ngạch; dịch vụ vận tải chiếm 28,1%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 đạt 29,06 tỷ USD. Trong đó, dịch vụ vận tải chiếm 43,3% và dịch vụ du lịch 26,9%.

(8) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá vàng và đô la Mỹ giữ tương đối ổn định

CPI tháng 12/2023 tăng 0,12%, bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Giá vàng tháng 12/2023 tăng 13,13% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2023 tăng 4,16%. Chỉ số giá đô la Mỹ  bình quân năm 2023 tăng 1,86%.

(10) Thu, chi ngân sách Nhà nước được cải thiện

Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2023 đạt 1.717,8 nghìn tỷ đồng, bằng 106% dự toán năm, giảm 5,4% so với năm trước. Tổng chi ngân sách  lũy kế cả năm 2023 đạt 1.731,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán năm và tăng 10,9% so với năm trước.

II.Về tình hình xã hội

1. Dân số trung bình cả nước năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 0,84% so với năm 2022. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh, cơ bản duy trì được mức thay thế từ năm 2005 đến nay. Tỷ lệ tử vong ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng cao do những thành tựu y học và việc chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.

2. Về lao động, việc làm đã có nhiều khởi sắc. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cả năm 2023 là 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn so với năm trước. Lao động có việc làm cả năm 2023 là 51,3 triệu người, tăng 1,35% so với cùng kỳ năm trước.

3. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 % so với năm trước; trong đó, khu vực thành thị là 2,73%; khu vực nông thôn là 2,00%. Tỷ lệ thiếu việc làm cả năm 2023 là 2,01%, giảm 0,20 % so với cùng kỳ năm trước.

4. Thu nhập bình quân của lao động quý IV/2023 là 7,3 triệu đồng, tăng 444 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung cả năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Đến QI/2024 là 7,4 triệu đồng.

5. Đời sống của hộ dân đã được cải thiện. Công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực. Đến ngày 19/12/2023, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 12,3 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, đến ngày 22/12/2023 Chính phủ đã cấp xuất 21,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 1,4 triệu nhân khẩu. Trong đó, đã hỗ trợ cho 1,1 triệu nhân khẩu trong dịp Tết Quý Mão và hỗ trợ cho 309,8 nghìn nhân khẩu thiếu đói kỳ giáp hạt. Các hoạt động văn hóa diễn ra sôi động khắp cả nước tạo được hiệu ứng, lan tỏa, kết nối tình đoàn kết, giữa nhân dân cả nước và truyền bá hình ảnh của hệ giá trị văn hóa, gia đình về con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hoạt động thể dục, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

6. Trong năm 2023, thiên tai làm 158 người chết và mất tích; 130 người bị thương; 108,1 nghìn ha lúa và 43,4 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 98,3 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 30,4 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong năm 2023 ước tính gần 5.101,5 tỷ đồng, giảm 64,3% so với năm trước.

Khái quát lạitrong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,05%, mặc dù chưa đạt được mức kỳ vọng đề ra nhưng đây là kết quả tích cực và thuộc nhóm  nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới.

III. Vấn đề rút ra từ thực trạng kinh tế xã hội năm 2023 và Qi/2024

Từ cuối năm 2022, khi tăng trưởng của Việt Nam đang ở mức trên 8%, đã có những cảnh báo cần thận trọng về diễn biến khó lường trong năm 2023. Đó là, một số điểm yếu căn bản của nền kinh tế, như giải ngân đầu tư công, nguồn cung năng lượng, khả năng nội địa hóa hàng xuất khẩu và những “cơn gió ngược” về xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, tâm lý tiêu dùng bất ổn khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng, có những lúc xuống mức thấp nhất trong thời gian gần đây. Với những nỗ lực không ngừng của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân nhằm khai thông các nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, sản xuất-kinh doanh, tiêu dùng, Việt Nam đã có một năm vượt khó xuất sắc, song nhiều thách thức vẫn còn, cần sớm khắc phục để bước vào năm 2024.

So sánh cả năm 2023, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều thể hiện một năm đầy nỗ lực duy trì vượt khó, nhưng giá trị tăng thêm của hai ngành dịch vụ và công nghiệp đều ở mức không cao. Ngành du lịch không duy trì được đà tăng trưởng, còn ngành công nghiệp tính chung cả năm 2023 giá trị tăng thêm chỉ đạt 3,02%, là mức tăng thấp nhất trong cả giai đoạn 2011-2023. Trong bối cảnh này, chỉ số Quản trị mua hàng, thể hiện tầm nhìn quản lý doanh nghiệp rơi xuống dưới 50 điểm tới 9 tháng trong năm. Những chỉ số thống kê liên quan đến doanh nghiệp ở các ngành nghề cũng cho thấy, khoảng 30-40% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn và dự kiến tiếp tục khó khăn. Theo đó, khoảng 30% số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ cắt giảm khối lượng sản xuất trong quý I/2024.

Tính chung cả năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Tuy nhiên, xuất-nhập khẩu hàng hóa cả năm 2023 lại có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh so cùng kỳ năm trước, tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 4,4%; còn kim ngạch nhập khẩu giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa đều giảm, nhưng do nhập khẩu giảm mạnh hơn nên nền kinh tế vẫn có xuất siêu 28 tỷ USD, là mức cao kỷ lục. Mức xuất siêu này đóng góp khoảng 1,63 điểm trong 5,05 % tăng trưởng GDP của năm 2023. Như vậy là khoảng 1/3 tăng trưởng GDP của năm 2023 đến từ sụt giảm hoạt động thương mại quốc tế. Đây là tín hiệu đáng quan ngại cho năm 2024.

Từ phía tổng cầu, hoạt động đầu tư đưa đến nhiều kỳ vọng tích cực. Tính chung cả năm 2023, vốn đầu tư thực hiện tăng 6,2% so với năm trước; trong đó vốn thực hiện từ nguồn Ngân sách tăng 21,2%. Đây là nỗ lực lớn của Chính phủ và các doanh nghiệp, đặc biệt vào những tháng cuối năm với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.