Bài viết mới nhất từ Trần Mạnh Thường
Phong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, mà còn là nhà ngoại giao kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, là người sáng lập và đặt nền móng cho ngành ngoại giao cách mạng Việt Nam, đồng thời định hướng cho nền văn hoá ngoại giao Việt Nam hiện đại. Văn hoá ngoại giao của Người mang những giá trị đặc sắc được thể hiện qua tư tưởng, hoạt động, tri thức, ngôn ngữ, nghệ thuật và phong cách ứng xử.
Bác Hồ thăm nước Pháp, 1946
Từ một người bị chính quyền thực dân Pháp theo dõi, bắt bớ và kết án tử hình vắng mặt, trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một thượng khách của Chính phủ Cộng hoà Pháp.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng người bạn tri kỷ của Bác Hồ
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Công hoà non trẻ ra đời (nay CHXHCN Việt Nam), vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà Cách mạng là tổ chức bầu cử Quốc hội để thành lập Chính phủ. Vì vậy, Bác Hồ liền đánh điện ngay mời Cụ Huỳnh Thúc Kháng (đang phụ trách tờ báo “Tiếng dân” ở Huế ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cố vấn Vĩnh Thuỵ
Sau Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945), tại Huế vua Bảo Đại nhận được bức điện tín đánh đi từ Hà Nội với nội dung: “Trước lòng quyết tâm của toàn thể dân tộc sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập quốc gia, chúng tôi kính cẩn xin Hoàng Thượng làm một cử chỉ lịch sử là trao quyền lại”.
Bác Hồ cứu phi công Mỹ
Viên trung uý phi công Mỹ William Shaw, lái chiếc máy bay B25 thuộc Phi đội 51, Không đoàn 14 (biệt danh Hổ Bay), Không lực Hoa Kỳ, đóng tại Hoa Nam Trung Quốc, trong khi đang bay làm nhiệm vụ, máy bay bị hư hỏng nặng, buộc phải nhày dù xuống xóm Nà Thum, Bản Ngần, xã Đề Thám, thị trấn Nước Hai, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng.
Ngục trung nhật ký, một bảo vật quốc gia
Sau 30 năm hoạt động không biết mệt mỏi ở nước ngoài, tháng 01 năm 1941, Bác về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước nhà.
Vị ân nhân của Bác Hồ
Ngày 25 tháng 4 năm 1928, Quốc tế Cộng sản ra quyết định đồng ý để Nguyến Ái Quốc trở về hoạt động ở châu Á. Đầu tháng 6 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc rời Berlin (Đức) đi Thuỵ Sỹ, đến Milan (Italia), rồi đáp tàu thuỷ Nhật Bản về Thái Lan, đến Udon Thani (vùng Đông Bắc Thái Lan), dưới cái tên Thầu Chín, để vận động phong trào yêu nước của Việt kiều.
Nguyễn Ái Quốc - Thầu Chín từng hoạt động cách mạng tại Lào
Trong cuộc hành trình đi tìm tài liệu để biên soạn cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Cuốn sách vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong viết Lời tựa và đồng chí Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao viết Lời giới thiệu, do Nhà Xuất bản Văn hoá – Thông tin ấn hành năm 2013, tôi đã lần theo dấu chân Bác – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến những nơi Người đã sống và hoạt động cách mạng. Nhưng rõ ràng chưa một lần nghe ai nói Bác Hồ đã từng hoạt động cách mạng tại Lào.
Dấu ấn sâu đậm của Bác Hồ trên đất Pháp
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi đất nước đã là thuộc địa của thực dân Pháp và phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra liên tục, nhưng tất cả đều bị dìm trong biển máu. Sự bế tắc về con đường cứu nước trở thành nỗi suy tư của hàng triệu con tim người Việt yêu nước.
Dấu chân Nguyễn Tất Thành ở xứ sở sương mù
Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đến nhiều nơi trên thế giới, cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston, Mỹ, đáp tàu biển đi London, Anh quốc, nơi mà trước đó Karl Marx, Friedrich Angels và V. I. Lenine đã từng sống và làm việc.
Có một "người thợ" làm bánh như thế
Để sưu tầm tài liệu, biên soạn cuốn sách ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền ngoại giao cách mạng Việt Nam”, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết lời tựa và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm viết lời giới thiệu, do NXB Văn hóa- Thông tin ấn hành năm 2013, mùa xuân năm 2010, khi những cảnh hoa anh đào khoe sắc trên đất nước “Cở Hoa”, tôi đã đặt chân lên Tp. Boston, bang Massachussetts. Nơi tôi đến đầu tiên là khách sạn Omni Parker House, ở số 60 phố School St., Boston, MA 02108 United States, thuộc khu phố cổ sầm uất, nơi có một di tích lịch sử quan trọng đối với nhân dân Việt Nam. Đó là nơi từ cuối năm 1911 – 1913, Bác Hồ của chúng ta dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, từng là người thợ làm bánh mì ở đây.
Hành trình đi tìm đường cứu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, huyện Nam Đàn, Nghệ An ( nay xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Cha là Nguyễn Sinh Sắc (1869-1929), mẹ là Hoàng Thị Loan (1862-1901).
Gốm Bàu Trúc - Tinh hoa văn hóa Chăm
Bàu Trúc làng gốm cổ nhất Đông Nam Á của người Chăm Ninh Thuận nổi tiếng với sản phẩm thủ công mỹ nghệ và kỹ thuật nung gốm độc đáo, được ngợi ca là sản phẩm “ấm bàn tay con người” nhất, mang đậm chất văn hóa Chăm. Trải qua hơn 800 năm hình thành và phát triển, đến nay Bàu Trúc được xem như là một bảo tàng sống, chân thật của người Chăm Ninh Thuận.
Gốm Chu Đậu - Tinh hoa Văn hóa Việt, tỏa sáng khắp năm Châu
Chu Đậu là một trong những cái nôi nghề gốm Việt Nam. Thôn Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (xưa huyện Thanh Liêm, châu Nam Sách, trấn Hải Dương). Theo tiếng Hán Chu là thuyền, Đậu là bến, Chu Đậu là thuyền đậu bến. Chu Đậu là một làng quê nhỏ, nằm nép mình bên tả ngạn sông Thái Bình, một nhánh của sông Lục Đầu, nơi thông thương với Thăng Long và ra biển rất thuận lợi.