Thăm Thủ trưởng cũ nghe kể tiếp về Trung đoàn đặc công 116 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Kỳ 7

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Bộ chỉ huy miền giao cho Trung đoàn 116 phối hợp cùng Lữ đoàn xe tăng, Quân đoàn 2 đánh chiếm giữ các mục tiêu như cầu xa lộ Biên Hòa, nhà máy nước, nhà máy nhiệt điện, cầu Rạch. Lực lượng đánh cầu xa lộ gồm 2 Tiểu đoàn Tiểu đoàn 19 và Tiểu đoàn 40, Đại đội 2 Đặc công nước và một Tiểu đoàn thiếu làm dự bị. Nếu đánh chiếm giữ được cầu xa lộ Biên Hòa thì Trung đoàn đã hoàn thành 95% nhiệm vụ.

Hội nghị được đồng chí Trung đoàn trưởng Nguyễn Tám Sỹ kết luận: Nhất trí với phương án tác chiến của tôi. Sau khi nhất trí phương án đánh chiếm giữ cầu xa lộ BiênHòa. Đồng thời tổ chức vượt sông Sài Gòn lần 2 về phía đông nam đường 15 cách mục tiêu 3 đến 4km. Tôi đề xuất với Trung đoàn trưởng phải tổ chức vượt sông ở 2 bến (bến Bắc sông và bến Nam sông Đồng Nai) mới kịp thời gian. Trung đoàn bộ và các bộ phận thông tin hậu cần... 01 bến phía nam. Tiểu đoàn 19, Tiểu đoàn 25 và Tiểu đoàn 40: 01 bến ở phía Bắc, các đơn vị còn lại tự tổ chức vượt sông đảm bảo bí mật an toàn người và vũ khí trang bị. Ngoài thuyền độc mộc còn bè, mảng tự tạo. Đến ngày 21/4/1975 các đơn vị đã tập kết về nơi quy định an tàn về người và trang thiết bị.

dt3td3-1723982197.jpg

Đại tá Nguyễn Văn Tải thứ 2 ( từ phải qua) tại một sự kiện.

 

Từ ngày 22/4/1975 các đơn vị Đặc công. Tiểu đoàn 19, Tiểu đoàn 40 đi trinh sát địa hình, địa vật, xác định vị trí xuất phát tấn công đánh, chiếm giữ mục tiêu. Đêm ngày 28 rạng ngày 29/4/1975, Đại đội 2 Đặc công nước, Tiểu đoàn 19 và Tiểu đoàn 40 đồng loạt nổ súng đánh chiếm cầu suốt. Cũng trong ngày 29/4/1975 đã diễn ra nhiều đợt chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. Pháo ở liên trường Thủ Đức đã bắn liên tục vào 2 đầu cầu khi pháo ngừng, bộ binh ngụy tiếp tục phản kích, lúc này ta vừa chiến đấu để lấy súng vừa tiêu diệt địch. Đến 01h00 sáng ngày 30/4/1975 tôi liên lạc được với Quân đoàn 2 và báo cáo lực lượng Đặc công của Trung đoàn 116 đã chiếm toàn bộ cầu Xa Lộ Biên Hòa. Đến khoảng 05h00 Trung đoàn quyết định để lại Tiểu đoàn 19 và Đại đội 2 Đặc công nước giữ cầu, còn Tiểu đoàn 40 hành quân cùng Lữ đoàn xe tăng quân đoàn 2 vào đánh chiếm liên trường Thủ Đức cùng với Anh Năm Vân sư phó Đặc công trên đường hành quân đến liên trường Thủ Đức. Xe tăng quân đoàn 2 và Đặc công vừa hành quân, vừa phá vật cản trên đường xa lộ, vừa chiến đấu, bao vây tiêu diệt liên trường Thủ Đức. Đến 09h30 đã làm chủ hoàn toàn liên trường Thủ Đức. Tôi vào trận địa pháo 105 mm của địch thì thu giữa được chiếc địa bàn. Trên đường tiến về Sài Gòn địch chống cự yếu ớt khoảng 11h00 địch ném mấy loạt bom ở bắc cầu Tân Cảng. Vượt qua cầu Tân Cảng xe tăng, bộ binh và Trung đoàn Đặc công 116 tiến vào Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng đi đầu gạt đổ cổng Dinh Độc Lập và bắt toàn bộ nội các Dương Văn Minh. 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Khi vào dinh độc lập tôi xuống xe và cùng với đồng chí Đô lên cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Đến 16h00 cùng ngày đồng chí Năm Vân dẫn Tiểu đoàn 40 và một số đồng chí ở các bộ phận Trung đoàn Đặc công 116 về cơ sở ở quận Phú Nhuận. Ngày 01/5/1975 lực lượng Tiểu đoàn 40 trở về đứng chân tại quận Thủ Đức để bảo vệ nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy dệt Xicôvina và cầu Xa Lộ.

(Còn tiếp)

(Ghi theo lời kể của Đại tá Nguyễn Văn Tải , nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 , Trung đoàn Đặc công 113 ( nay là Lữ đoàn Đặc Công 113)- Tài liệu báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND).