Bản tin lúa gạo tuần 1 (02/01/2023 - 06/01/2023)

Theo các thương lái tại khu vực miền Nam, thị trường lúa gạo đang tương đối trầm lắng trong thời điểm này. Nguyên nhân chính là do nguồn cung lúa gạo đang tương đối thấp do vụ Đông xuân chưa tới chính vụ.

Theo các thương nhân, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ động thái nới lỏng các hạn chế về dịch Covid-19 của Trung Quốc, điều này có thể thúc đẩy các chuyến hàng xuất khẩu mặt hàng chủ lực sang nước này. Hiện chất lượng và độ an toàn thực phẩm của gạo Việt Nam ngày càng nâng cao nên được nhiều thị trường cao cấp trên thế giới lựa chọn, các nước nhập khẩu gạo lớn gồm Trung Quốc, châu Phi và khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia... cũng đang có nhu cầu lớn mua gạo Việt Nam. 

Năm 2022 đánh dấu bước phát triển mới của ngành hàng lúa gạo Việt Nam khi gạo mang thương hiệu riêng 'Cơm Việt Nam Rice' được xuất khẩu sang châu Âu và bày bán tại siêu thị hàng đầu nước Pháp; gạo thương hiệu A An chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản... Cùng đó, gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các khu vực thị trường chất lượng với giá bán cao. 

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam, nhu cầu về gạo trên thế giới hiện đang rất lớn và sẽ còn tăng trong thời gian tới. Nguyên nhân một phần là do hạn hán ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia khiến họ phải nhập khẩu gạo để dự trữ. Trong khi đó, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, vẫn duy trì được năng suất và sản lượng lúa ổn định, tạo ra nguồn gạo dồi dào phục vụ xuất khẩu. Giá gạo trong quý I/2023 cũng được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng nhờ vào nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao từ một số quốc gia. 

XEM TOÀN BẢN TIN TẠI ĐÂY