Làn sóng thương mại điện tử mới ở Việt Nam-quá trình nhìn lại
Đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến mọi hoạt động của dời sống kinh tế xã hội, song thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam vẫn có sự phát triển ấn tượng. Trên cơ sở khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp với khả năng thích ứng linh hoạt, Hiệp hội TMĐT Việt nam (VECOM) đã rút ra nhận định, trong những năm cao điểm của đại dịch Covid-19, TMĐT nước nhà đã trải qua những làn sóng phát triển tích cực. Làn sóng thứ nhất diễn ra trong những ngày đầu của dich bệnh vào năm 2020 và làn sóng thứ 2 trùng với đợt dịch thứ tư, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021.
Cụm làng nghề trên điạ bàn Thủ đô Hà Nội
Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn giữ vai trò rất quan trọng.. Những năm gần đây, các làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Với trên 1350 làng nghề và làng có nghề, kinh tế nông thôn Hà Nội đã chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng giá trị phi nông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp , tạo nhiều việc làm nông thôn và mở ra hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi cung ứng trong công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH-HĐH) Thủ đô.
Chợ rùa trên mạng xã hội và thực trạng rùa ở Việt Nam
Với trên 2,91 tỷ người dùng Facebook và hơn 2,24 tỷ người sử dụng mạng Youtube trên toàn cầu, mạng xã hội đã trở thành vũ khí không thể thiếu trong cuộc sống. Mạng xã hội cung cấp thông tin, tiện ích giải trí đồng thời cũng là công cụ quan trọng của thương mại trực tuyến. Tận dụng khả năng kết nối từ xa,có thể che dấu được danh tính, mạng xã hội đã trở thành một kênh giao dịch, trao đổi động vật hoang dã (ĐVHD) và những sản phẩm từ những loài này.
Niềm tin về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong quý 3 năm 2022 của doanh nghiệp Châu Âu
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, quý 3 năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng kỷ lục 13,67% so với cùng kỳ năm trước, song niềm tin của doanh nghiệp châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam lại giảm xuống 62,2 điểm phần trăm.
Kinh tế Đông Nam Á và Việt Nam trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương dưới góc nhìn của các tỏ chức và chuyên gia quốc tế
Kinh tế Đông Nam Á và Việt Nam trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương dưới góc nhìn của các tỏ chức và chuyên gia quốc tế
Công khai chỉ số ngân sách cấp tỉnh Việt Nam năm 2021
Ngày 28 tháng 9 năm 2022 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) dã phối hợp cùng Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức Lễ công bố Chỉ số Công khai ngân sách tỉnh POBI 2021. Công khai, giúp người dân hiểu rõ, có cách nhìn và đánh giá dúng đắn về việc sử dụng hiệu quả ngân sách là trách nhiệm của các tổ chức công quyền.
Việt Nam trong nền kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương
Phân tích tình hình kinh tế khu vực, chuyên gia Ngân hàng Thế gới(W.B) nhận xét, tăng trưởng ở các nước đang phát triển Đông Á và Thái Bình Dương (ĐA-TBD)đang hồi phục, nhưng do nhu cầu toàn cầu suy giảm, nợ gia tăng và lệ thuộc vào các biện pháp xử lý nhằm chống đỡ với giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu tăng cao nên còn mang nhiều hệ luỵ.
Chỉ số Kinh doanh Liêm Chính Việt Nam
Hướng tới nền kinh tế và doanh nghiệp phát triển bền vững, tính liêm chính trong kinh doanh là vấn đề được xã hội quan tâm rộng rãi . Trong xu thế kinh tế toàn cầu suy giảm, ngày 21 tháng 9 /2022, Liên doàn Thương mại và Công nghiệp Viêt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) giới thiệu bộ Chỉ số Kinh doanh Liêm chính Viêt Nam (VBII). Bài viết đề cập đến những nội dung cơ bản về chủ đề này’
Kinh tế vĩ mô vững mạnh- yếu tố then chốt để Việt Nam phục hồi nhanh
Trong báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á (ADO) 2022, nhận định về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, đã tăng trưởng tốt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn. Chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm được khôi phục đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong năm, tuy nhiên chi phí đầu vào cao đã kìm hãm sự phục hồi của nhiều lĩnh vực. Theo thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội ngày 21 tháng 9 năm 2022, ADB giữ nguyên triển vọng dự báo tăng trưởng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023.
Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn, cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu phát triển Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân Việt Nam
Vừa qua, Nhà xuất bản Dân trí phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa xuất bản cuốn sách "Đào Thế Tuấn - Nhà Khoa học Nông nghiệp uyên bác". Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn, cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu phát triển Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân Việt Nam" của tác giả TS. Lê Thành Ý nguyên Trưởng ban Chính sách Nông nghiệp, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương trong cuốn sách quý nói trên
Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022
Là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) nhưng lại có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành nền kinh tế có mức phát thải carbon tháp. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quôc về BDKH (COP 26) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết để trở thành một quốc gia có mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo đó, Việt Nam sẽ triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực của chính mình với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. theo thoả thuận Paris.
Kinh tế vĩ mô Việt Nam, từ góc nhìn Ngân hàng Thế giới
Trong báo cáo công bố vào trung tuần tháng 9 năm nay W.B cho biết, mặc dù những bất định toàn cầu còn cao và tăng trưởng kinh tế yếu đi ở nhiều quốc gia, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn trên đà phục hồi.tích cực.
Xu hướng phát hành trái phiếu dài hạn tại khu vực Đông Á mới nổi.
Hàng năm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)đều có báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á, tập trung thảo luận về sự tham gia của khối ngoại vào thị trường bằng đồng nội tệ, rủi ro tài chính và các yếu tố liên quan đến phát hành trái phiếu ở các thị trường mới nổi. Ngoài những vấn đề chung, ấn bản năm nay đã đi sâu phân tích tình hình trái phiếu của thị trường Đông Á mới nổi. Bài viết tỏng hợp một số vấn đề nổi bật trong xu thế phát triển của khu vực này
Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong biến đổi khí hậu
Cuối tháng 8 năm 2022 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT)dã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách cấp cao về Hợp tác Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH).