Người thợ in Báo Cứu Quốc

Cỗ máy in thủ công được tuyệt đối giữ gìn an toàn không được để lọt vào tay giặc Pháp. Đó là mệnh lệnh đối với tổ công tác đặc biệt. Đội vệ Quốc quân và những người thợ in truyền đơn, in báo Cứu Quốc, in mệnh lệnh công văn hỏa tốc tài liệu mật. Nội dung chỉ đạo kháng chiến chống thực dân do mặt trận Việt minh và Hồ Chủ Tịch soạn thảo.

dt1l1-1728464207.jpg

Người thợ in báo Cứu Quốc với cỗ máy in thủ công tại tỉnh Tuyên Quang. Qua chín năm kháng chiến tại Liên Khu Việt Bắc đại ngàn, thủ phủ kháng chiến của Mặt trận Việt Minh và Hồ Chủ Tịch.  Ảnh tư liệu TTXVN

 

Cỗ máy in thủ công không biết đã bao lần phải tháo rời từng bộ phận, để lên đôi vai trần di chuyển đến các cơ sở bí mật. Địa điểm và không gian cũng rất đặc biệt không thể tưởng tượng.

" Nhà in, tòa soạn, chiếc giường con

Một buồng dăm thước xoay ngang dọc

Mà bốn phương trời dậy núi non"

(Hồi ký những chặng đường Báo Cứu Quốc)

dt2l2-1728464519.jfif
 

dt3l3-1728464577.jfif

Ảnh chân dung ông Phạm Duy Khương, người sắp chữ bản in thủ công báo Cứu Quốc và Giấy chứng nhận đeo Huy hiệu kháng chiến ngày 8/10/1954 tại xưởng in Cứu quốc tỉnh Tuyên Quang. Ảnh tư liệu do con gái ông Phạm Duy Khương là tác giả bài viết  cung cấp.

 

Ngày 19/12/1946: Lời hiệu triệu của Hồ Chủ Tịch vang lên " Hỡi Quốc dân đồng bào! ... ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm... không có gì quý hơn Độc lập - Tự do! thà hy sinh tất cả không chịu mất nước , không chịu làm nô lệ! "

Ngay sau ngày Toàn quốc kháng chiến.

Đêm cuối năm gió mùa đông bắc tràn về, bầu trời đâu đó những tiếng Moọc chê (đại bác ) bắn sáng lòa uỳnh uỳnh trên bầu trời Hà Nội, những vọng gác, những gót giày thực dân Pháp, những con mắt cú vọ của những tên mật thám chỉ điểm bán nước hại dân. Cũng không làm nhụt ý chí... ra đi ... ra đi... bảo toàn sông núi! của đoàn Quân tiên phong.

Lặng lẽ trong màn đêm rời Thủ đô Hà Nội, trong đó có tổ công tác đặc biệt những người thợ in Báo Cứu Quốc.

Chiếc đò gỗ được lệnh chờ sẵn tại vị trí bí mật ven sông Hồng. Đợi Cha tôi cùng những anh em người thợ in báo Cứu Quốc. Lặng lẽ trong đêm khuya khoắt, âm thầm khiêng cỗ máy in tháo rời vượt sông Hồng trong tấm áo trấn thủ giữa đêm đông lạnh rét buốt. Sự an toàn tuyệt đối luôn đặt lên hàng đầu. Vượt qua bao vọng gác, qua mắt bọn tề gian mật thám, những tên lính Lê Dương trên đường phố da đen mắt trắng.

Nội đêm nay rời Thủ đô Hà Nội lên đường về Việt Bắc gió ngàn, rừng sâu theo hiệu triệu " Toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chủ Tịch.

Hướng di chuyển cỗ máy in thủ công lên chiến khu Việt Bắc, thủ phủ kháng chiến của mặt trận Việt Minh và Hồ Chủ Tịch lựa chọn.

Trên đường đi cả người và cỗ máy có lúc trên vai trần khiêng đường bộ, có lúc đóng bè mảng di chuyển trên sông trên suối, có lúc trên chiếc xe trâu của người dân tộc thiểu số yêu nước. Điểm đến là lán trại tre nứa lá dựng lên làm nhà in trong rừng sâu thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Xa gia đình, xa quê hương một năm... hai năm ...ba năm và gấp 3 lần như thế. Người kháng chiến giữa rừng già Việt Bắc, ăn củ măng rừng, uống nước suối, chống chọi với muỗi rừng, vắt rừng, sốt rét rừng, cũng không sờn lòng người chiến sỹ vệ quốc quân, những người thợ in báo Cứu Quốc. Một lòng hướng về cách mạng Việt Minh, hướng về Hồ Chủ Tịch " Trường kỳ kháng chiến, nhất định thành công".

Những công văn hỏa tốc, những tờ báo Cứu Quốc hằng ngày cần mẫn được in ấn trên cỗ máy thủ công. Để truyền tải mệnh lệnh ban ra tới Quốc dân đồng bào, đến các mặt trận khắp nơi tỉnh thành, chỉ đạo kịp thời nhanh nhạy chính xác của Ủy ban kháng chiến mặt trận Việt Minh của Hồ Chủ Tịch.

Kết hợp chặt chẽ giữa các đội quân tiên phong, các đơn vị bộ đội chủ lực, đến các lực lượng du kích địa phương, cùng toàn dân một lòng đánh Pháp đuổi Nhật giành (Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc).

Pháp thua, Nhật đầu hàng sau trận Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu, hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết lập lại hòa bình tại Việt Nam và Đông Dương ngày 1/9/1954.

4 giờ 30 phút chiều ngày 9/10/1954 những tên lính Pháp cuối cùng cuốn cờ về nước qua cầu Long Biên.

Lực lượng tiếp quản Thủ Đô nhanh chóng triển khai thực hiện trong niềm xúc động, với bao sự hy sinh xương máu của chiến sỹ đồng bào đã giành lại non sông Việt Nam. Qua hằng 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Niềm vui vỡ òa của người dân Thủ đô Hà Nội, cờ đỏ tung bay trên cột cờ Hà Nội, tung bay trên khắp ba sáu phố phường.

6 giờ sáng ngày 10/10/1954 đã đi vào lịch sửdaan tộc. Năm cửa ô đón chào đoàn quân chiến thắng qua chín năm rời xa Hà Nội trường kỳ kháng chiến nay đã trở về, cờ và hoa trên mọi nẻo đường phố, nét mặt hân hoan của đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội.

"Trùng trùng quân đi như sóng

Lớp lớp đoàn quân tiến về."

(Nhạc và lời Văn Cao ).

Trong đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954 có Cha tôi cụ Phạm Duy Khương. Quê quán : thôn Duyên Yên, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, cùng anh em đồng đội trong đội nhiệm vụ đặc biệt từ núi rừng Việt Bắc in báo" Cứu Quốc "

Chín năm trường kỳ kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam.

Hôm nay kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2024 tràn ngập cờ hoa và biển người, những giây phút hào hùng tự hào, trang sử dân tộc được tái hiện trong tâm thế Hà Nội thành phố vì Hòa bình được thế giới công nhận.

Giai điệu hùng tráng được cất lên, vang vọng đất trời Hà Nội linh thiêng và hào hoa

"Trùng trùng quân đi như sóng

Lớp lớp đoàn quân tiến về..."

(Nhạc và lời Văn Cao)

Như nhắc nhở con cháu các thế hệ tiếp nối, luôn ghi nhớ công ơn Cha Anh, những người anh hùng không tiếc máu xương, không quản ngại gian khổ, đã ghi trang vàng vào lịch sử dân tộc vang vọng tới ngàn năm .

"Trùng trùng quân đi như sóng

Lớp lớp đoàn quân tiến về ... "

10/10/2024

PTL