Nông nghiệp là ngành kinh tế đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của Đồng Nai

Đồng Nai có nông nghiệp đa dạng và có khả năng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa nông sản lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Một số mặt hàng về chăn nuôi, trái cây của Đồng Nai chiếm tỷ trọng đáng kể trong nông nghiệp cả nước, được xuất khẩu qua nhiều quốc gia trên thế giới.

165401-dong-nai-le-ra-quan-xuat-khau-nong-san-che-bien-dau-nam-2022-1721619838.jpg

Chế biến thanh long xuất khẩu tại Đồng Nai. Ảnh Nguyễn Văn Việt/ TTXVN

Ngày 12/7, Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với nông dân tỉnh Đồng Nai năm 2024 diễn ra với chủ đề “Phát huy lợi thế, chủ động liên kết, hợp tác, phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số nâng cao giá trị nông sản Đồng Nai”.

Tại buổi đối thoại, có 19 lượt ý kiến của các hợp tác xã, hội viên hội nông dân trong tỉnh liên quan đến các vấn đề như: tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản; tiếp cận nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất, chính sách phát triển lâu dài cho hợp tác xã; mời gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết tiêu thụ sản phẩm; khó khăn trong việc di dời cơ sở sản xuất, xây dựng hạ tầng nhà máy vào cụm công nghiệp hoặc nơi sản xuất phù hợp quy hoạch.

Đồng thời, các chủ trang trại, hợp tác xã cũng mong muốn nhà nước tổ chức thêm nhiều chương trình tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, kiến thức về kinh tế, kinh doanh của cơ sở; phổ biến chính sách pháp luật một cách kịp thời...

Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi nhận định nông nghiệp là ngành kinh tế đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của Đồng Nai. So với các địa phương khác trong cả nước, Đồng Nai có nông nghiệp đa dạng và có khả năng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa nông sản lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Một số mặt hàng về chăn nuôi, trái cây của Đồng Nai chiếm tỷ trọng đáng kể trong nông nghiệp cả nước, được xuất khẩu qua nhiều quốc gia.

Cũng theo lãnh đạo tỉnh, dù đạt được những kết quả đáng kể song nhìn chung nông nghiệp Đồng Nai vẫn chưa phát triển hết tiềm năng. Trong đó có nhiều vấn đề mà tỉnh, các địa phương cũng như nhà nông quan tâm là thị trường tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm một cách bền vững.

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng nông sản để có thể hội nhập, đưa hàng ra thị trường thế giới đang là vấn đề thời sự của ngành nông nghiệp, việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cũng như kết nối giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp chưa cao…

Các ý kiến đóng góp hợp tác xã, nông dân tại đối thoại lần này sẽ tiếp tục là nhiệm vụ để tỉnh cũng như các cấp, ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ. Ngay sau hội nghị, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong buổi đối thoại và những giải đáp của đơn vị, địa phương liên quan để phổ biến đến người dân nắm bắt, thực hiện.

Song song đó, nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp như tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản; tiếp cận nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất, chính sách phát triển lâu dài cho hợp tác xã; mời gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết tiêu thụ sản phẩm; khó khăn trong việc di dời cơ sở sản xuất, xây dựng hạ tầng nhà máy vào cụm công nghiệp hoặc nơi sản xuất phù hợp quy hoạch…

Tại buổi đối thoại, đại diện các sở, ngành, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của người dân góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Đồng thời ngành chức năng cũng đã giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp người dân yên tâm sản xuất.

Ngay sau hội nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong buổi đối thoại và những giải đáp của đơn vị, địa phương liên quan sau đó thông tin cụ thể để người dân nắm bắt, thực hiện.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, trong 6 tháng đầu năm nay, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát triển, sản lượng một số cây trồng chủ yếu tăng khá như tiêu, điều, sầu riêng, chôm chôm… Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng trưởng cao; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ra vào địa phương được kiểm soát chặt chẽ.

Đến thời điểm hiện hiện tại, toàn tỉnh có 105/120 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 27/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 50 khu dân cư kiểu mẫu, 1 huyện nông thôn mới nâng cao; thương mại điện tử được triển khai đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.