Bài viết mới nhất từ TS. Lê Thành Ý
Hỗ trợ Việt Nam phục hồi tăng trưởng bao trùm và bền vững
Trong thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2023 Ngân hàng Thế giới (W.B) cho biết, Chính phủ Australia và W.B vừa chính thức công bố kế hoạch tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác chiến lược, nhằm hỗ trợ chương trình phát triển bền vững và toàn diện của Việt Nam.
Thúc đẩy gia tăng năng lượng sạch tại khu vực Đông Nam Á
Với cam kết hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, nhằm đạt tới một Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi vẫn duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thuộc sở hữu của 68 thành viên với 49 nước trong khu vực đang mở rông quan hệ đối tác với các Quốc gia tại Khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Thấy gì qua tọa đàm Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh lần thứ nhất
Số hóa dịch vụ công là hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong tiến trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên này được thể hiện trong các văn bản chiến lược quốc gia như Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Nghị quyết số 76/NQ-CP về “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030” với quan điểm lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của họ là thước đo đánh giá.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện dưới góc nhìn Doanh nghiệp
Nhằm nhận diện, phản ánh việc thực thi quy định luật pháp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, đầu tháng 7 năm 2023 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã tổ chức Hội thảo khoa học về Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh- Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp.
Khu vực tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á+3
Đông Nam Á+3 (ASEAN+3) bao gồm 10 quốc gia thành viên của ASEAN, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), từ năm 2023 đến năm 2030, châu Á đang phát triển cần đầu tư 13,8 nghìn tỷ USD, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, cho cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với các nền kinh tế ASEAN, tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ước tính trong cùng kỳ, ít nhất cũng lên tới 2,8 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 184 tỷ USD mỗi năm.
Thị trường Xăng dầu, đặc điểm và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vĩ mô
Nghiên cứu thực trạng kinh tế Việt nam, giới phân tích đã rút ra những nhận xét quan trọng trong bối cảnh toàn cầu. Theo tiêu chí cân đối vĩ mô, lạm phát giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát cơ bản tuy có giảm, nhưng lạm phát cơ bản lại ở mức cao; chỉ số CPI từ 2,8% trong tháng 4 đã giảm xuống 2,4% trong tháng 5, song biến động của giá năng lượng đã ảnh hưởng mạnh đến giá xăng dầu, khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Việc đánh thuế đối với xăng dầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư.
Ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng - nét nổi bật của kinh tế vĩ mô Việt Nam những tháng đầu năm 2023
Ngày 15/6/2023, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 225/TB-VPCP thông báo về những nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay. Theo đó, cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân để tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trái phiếu Đông Á trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát toàn cầu
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông, Đài Koan (Trung Hoa) và Hàn Quốc. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, nhiều nền kinh tế lớn đã phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, gia tăng lãi suất và kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, điều kiện tài chính trong khu vực nhìn chung vẫn ổn định, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chưa chắc chắn về lập trường tiền tệ và rủi ro còn tiềm ẩn trong nhiều ngân hàng của những nền kinh tế phát triển. Đây là đặc điểm nổi bật
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 đòi hỏi nâng để tầm báo chí cách mạng Việt Nam
Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng 21 tháng 6, trong chuỗi sự kiện Diễn đàm tháng Sáu, vào cuối thượng tuần tháng 6 năm 2023, Hội thảo khoa học cấp quốc gia về sửa đổi Luật Báo chí đã được tổ chức tại Hà Nội. Tham gia và chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cùng đông đảo đại biểu là những nhà báo, chuyên gia, nhà nghiên cứu và luật sư trong lĩnh vực báo chí và pháp luật; đại diện cho các bộ, ban, ngành và cơ quan báo chí.
Trăn trở với rừng của tư lệnh tối cao trong ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tại Hội nghị tổng kết 50 năm Xây dựng và Phát triên lực lượng Kiểm lâm nhân dân năm nay (21 tháng 5 năm 2023) tại Hà Nội, tôi cùng nhiều đại biểu may mắn đã nhận được những cuốn sách quý về lâm nghiệp từ tiền riêng bỏ ra của nhà báo Xích Lô, bút danh báo chí của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) Việt Nam gửi tặng với lời nhắn nhủ: “Chúng ta không thể trông chờ và kỳ vọng mà cần cùng hành động để tưới mát, vun trồng và chăm sóc tình yêu với rừng cũng như với khát vọng cống hiến của người giữ rừng bền vững”
Hồ Chí Minh nhân cách thời đại của Người Cộng sản vĩ đại từ góc nhìn sử học Hoa Kỳ
Josephine Stenson, Giáo sư nổi tiếng của Đại học Florida Atlantic, bang Florid (Hoa Kỳ) là nhà sử học có nhiều công trình nghiên cứu thực tế dựa trên nguyên tắc khoa học về các vĩ nhân trên thế giới. Đối với bà, sự thật chỉ là sự thật và không hề có sự đánh tráo bằng những lời đồn thổi. Những công trình nghiên cứu về các vĩ nhân của bà luôn tạo được niềm tin của giới sử học.
Khai phá sức mạnh dữ liệu số, tiến vào tương lai chuyển đổi số
Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế số có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đóng góp của kinh tế số chiếm khoảng 14,26% GDP. Báo cáo về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng ở vị trí 86/193 quốc gia và Chỉ số về Dịch vụ trực tuyến xếp thứ 76/193 quốc gia; được xếp vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI ở mức cao hơn trung bình thế giới.
Bảo tồn văn hóa truyền thống với thành công chữa trị của y học dân tộc
Những năm đầu thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhận xét rất tinh tế đó là, trong nghiên cứu, những công trình của Mác còn có khoảng trống về kinh tế xã hội Phương Đông.
Bảo tồn di tích cội nguồn theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong giải quyết vấn đề cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh thường bao gồm 4 bước Điều tra, phân tích, tổng hợp và hành động. Bí quyết chiến thắng của Người là biết khái thác tốt nhất thế mạnh bản thân và trong mỗi con người; biết rèn luyện hiểu biết được cho là lục bảo (6 bảo vật, bao gồm Tâm, trí,khí, lực; pháp (phương pháp làm việc) và hành (hành động với lòng trung thực) và Cửu tri (biết mình tri kỷ; biết người tri bỉ; biết thời tri thời; biết đủ tri túc; biết dừng tri chỉ; biết nguồn gốc tri nguyên; biết sợ; tri cụ; biết nhẫn nhịn tri nhẫn và biết thay đổi tri biến.
Hồ Chí Minh nhân cách thời đại của Người Cộng sản vĩ đại từ góc nhìn của nhìn của nhà sử học Hoa Kỳ
Josephine Stenson, Giáo sư nổi tiếng của Đại học Florida Atlantic, bang Florid (Hoa Kỳ). là nhà sử học có nhiều công trình nghiên cứu thực tế dựa trên nguyên tắc khoa học về các vĩ nhân trên thế giới. Đối với bà, sự thật chỉ là sự thật và không hề có sự đánh tráo bằng những lời đồn thổi. Những công trình nghiên cứu về các vĩ nhân của bà luôn tạo được niềm tin của giới sử học.
Chỉ số Xanh nét nổi bật trong chỉ số năng lực cạnh tranh PCI cấp Tỉnh
Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên Chỉ số PCI năm 2022. Đây là kết quả của hợp tấc được thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để đánh giá chất lượng điều hành, mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Kinh tế xã hội Việt Nam từ góc nhìn hợp tác và hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới
Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường giúp Việt Nam từ một trong những Quốc gia nghèo nhất thế giới đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Theo nhận xét của nhóm Ngân hàng Thế giới(W.B), Việt Nam là một quốc gia năng động nhất trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương(ĐA-TBD).
Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI)
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (viết tắt là PAPI) là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả thực thi chính sách của chính quyền đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã chính thức tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Năm 2022, 16.117 người dân và cũng là những cử tri đã tham gia khảo sát PAPI.
Phục hồi tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
Sau những cú sốc gần đây, hoạt động kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) đã phục hồi và đang tăng trưởng Tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển được dự báo sẽ cao hơn trong năm 2023 khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ở hầu hết những nền kinh tế còn lại sẽ chững lại sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022.