THÀNH CÔNG LÀ MỘT QUÁ TRÌNH, KHÔNG PHẢI ĐỊNH MỆNH!

Bạn định ngồi đó và đổ lỗi cho hoàn cảnh đến bao giờ? Bạn không tin vào sự công bằng trong thế giới thực tại, tôi không phản đối quan điểm đó của bạn.

Tuy nhiên, hiện thực này lại công bằng khi cho bạn 24 giờ đồng hồ, chỉ là cách bạn chọn lựa sẽ tận dụng nó như thế nào mà thôi.

thanh-cong-wwwngonluanhonet-1676512272.jpg

Đừng ngồi đó và gặm nhấm thất bại, hay lo lắng, việc bạn cần làm là cố gắng không ngừng để trở thành người thành công tiếp theo. Không phải thiếu may mắn chỉ là chưa cố gắng sẽ giúp bạn vững tin vào bản thân, tận dụng và khám phá tiềm năng ẩn sâu trong con người mình, từng bước chạm tay đến thành công.

Cơ hội thành công thuộc về mỗi người Tuy nói rằng thành công thuộc về một số ít người, nhưng cơ hội thành công lại công bằng với tất cả mọi người. Mất đi thái độ sống tích cực, thì đồng nghĩa với việc buông bỏ suy nghĩ muốn có được thành công, người như vậy thì càng không thể thành công được.

Thứ bạn cần là kiến thức chứ không phải những đồng xu A.T. Stewart là một thương nhân lớn có tiếng của New York, ông cũng là người giàu nhất nước Mỹ thời đó. Nhưng A.T. Stewart hồi nhỏ cũng là một đứa trẻ nghèo, khi ông bắt đầu làm kinh doanh, trên người chỉ có 1,5 đôla. Ông mua kim, chỉ, cúc áo để bán, đáng tiếc là chẳng có ai mua, ngược lại khiến ông tổn thất 87,5 xu.

Từ kinh nghiệm buôn bán lần đầu tiên, A.T. Stewart rút ra được bài học rất quý giá: “Nếu không ai cần đến sản phẩm của bạn, vậy thì chắc chắn bạn sẽ không bán được mà chỉ tồn kho ế ẩm thôi.” Mỗi người đều phải rút ra bài học này, bất kể bạn trẻ tuổi hay già cả.

Bất kể bạn làm ngành nghề gì, công việc gì: luật sư, bác sĩ, nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng hay những ngành nghề khác, những nguyên tắc này hoàn toàn có thể vận dụng được. Chúng ta cần phải tìm hiểu nhu cầu của người khác trước, rồi sau đó mới đầu tư, đáp ứng nhu cầu này thì nhất định sẽ thành công.

Năm 1889, New York tiến hành một cuộc thống kê chi tết, kết quả thống kê cho thấy toàn thành phố có tổng cộng 107 nhà tư sản giàu có với tài sản hơn chục triệu đô. Con số này khiến người ta rất phấn khích, rất nhiều người muốn đến New York làm giàu. Nhưng trên thực tế, trong số 107 đại gia kia, chỉ có 7 người là phát tài ở mảnh đất New York này, những người khác chỉ sau khi phất lên rồi mới chuyển đến New York. Hơn nữa, trong số 100 đại gia này 67 người giàu lên ở những thị trấn nhỏ dân số chưa đến 6.000 người. Đặc biệt là người giàu có nhất nước Mỹ sống ở một thị trấn nhỏ dân số chỉ có 3.500 người, hơn nữa ông ta vẫn luôn sống ở đó, chưa bao giờ chuyển đến nơi khác.

Thống kê này chứng tỏ, con người có thể thành công hay không, có thể giàu có hay không, quan trọng đó là điều kiện của bản thân bạn, chứ không phải là việc bạn sống ở đâu. Đôi lúc ở thành phố lớn lại không dễ mưu sinh, còn ở thành phố nhỏ hơn, có lẽ lại có cơ hội kiến hàng triệu đô.

Tạo dựng nên sự nghiệp từ một nền tảng bình thường mới thực sự vĩ đại Chắc hẳn mọi người chúng ta đều mơ ước được làm “nhân vật vĩ đại”. Nhưng nhân vật vĩ đại thì phải như thế nào đây? Những người miêu tả nhân vật vĩ đại có đến quá nửa là hiểu biết sai lầm. Chúng ta luôn cho rằng nhân vật vĩ đại nhất định phải có chức danh, vị trí cao sang, gia cảnh hiển hách, tải sản đồ sổ,…

Trên thực tế, đây chính là định kiến và trở ngại của rất nhiều người trong xã hội. Sự vĩ đại của con người nằm ở chính giá trị của sự tu dưỡng nội tâm, chứ không nên lấy bề ngoài hay thanh danh để định nghĩa. Rất nhiều người bề ngoài thậm chí có vẻ tầm thường, nhưng từ những việc làm và cống hiến của họ, cho dù không có chức danh hay vị thế, họ cũng có thể trở thành nhân vật vĩ đại đáng để người khác kính trọng.

Chỉ từ bỏ sau khi đã tìm được một công việc khác mới là lựa chọn sáng suốt. Người dại dột nhất trên đời này chính là người chưa tìm được công việc mới đã vội vứt bỏ công việc hiện có. Cho dù theo đuổi ước mơ cần phải có nhiệt huyết, nhưng hãy nhớ thật kĩ rằng, lí tưởng và hiện thực nhất định phải liên kết chặt chẽ. Khi bạn mong muốn thay đổi phương hướng hoặc có kế hoạch mới, nhất định phải tìm được một công việc hoặc là một phương án dự trù trước, sau đó hãy từ bỏ công việc hiện tại, bước vào một giai đoạn mới.