Vệ sinh môi trường của huyện "Tốt nhất cả nước"

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội chia sẻ...

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội chia sẻ...

Trả lời câu hỏi: Hiện thành phố có bao nhiêu xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, ông Chí cho biết: 

Hà Nội có 48 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao và 5 xã NTM kiểu mẫu, cuối năm nay phấn đấu thêm 25 xã NTM nâng cao và 15 xã NTM kiểu mẫu. Hà Nội đã làm khá tốt hạ tầng cơ sở vật chất và các thiết chế nhưng vẫn còn phải vận động thêm sự vào cuộc của người dân và hệ thống chính trị hơn nữa về chuyện tổ chức lại sản xuất. Những xã, huyện ven đô thực sự thị trường thuận lợi hơn nên cách nhìn của người dân cũng nhạy bén hơn người dân của những xã, huyện thuần nông, xa trung tâm. Vấn đề phải tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế, kinh tế tuần hoàn…

Thực sự chúng ta cần phải giải quyết những điểm nghẽn của cơ chế chính sách. Chủ trương, định hướng, cơ chế chính sách về NTM là có rồi nhưng việc thực hiện chúng vẫn còn có khó khăn. Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đang tham mưu với UBND thành phố để chỉnh sửa Nghị quyết 10 về hỗ trợ sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng

Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội chất vấn chủ thể trong một buổi chấm điểm OCOP.

Về cảnh quan môi trường ở khu vực nông thôn, ở đâu vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở, năng động dám nghĩ, dám làm thì cảnh quan môi trường sống của người dân tốt hơn. Các huyện cũng đang quan tâm đến vấn đề này tuy nhiên đây đó vẫn còn những địa phương chưa quyết liệt, mới chỉ dừng lại ở làm phong trào chứ chưa trở thành ý thức không thể thiếu được của người dân. Muốn thành ý thức trong vệ sinh môi trường như thế thì phải duy trì việc này thường xuyên.

Vấn đề cuối cùng là nâng cao chất lượng sống của người dân thể hiện qua sự hài lòng của họ bằng những công cụ nào? Trước tiên kinh tế phải tốt lên, môi trường tốt lên, thiết chế văn hóa, hương ước của địa phương được phát huy, đi vào cuộc sống. Ba nội dung đó mặc dù đã làm, đã được rồi nhưng những gì tốt thì phải tổng kết để nơi khác học tập, những cái gì chưa tốt thì rút kinh nghiệm. Phải biến nông thôn Thủ đô thành những miền quê đáng sống.

Nét nông thôn mới ở Đan Phượng

5 xã NTM kiểu mẫu của Hà Nội tập trung ở những huyện nào, thưa ông?

Tất cả 5 xã NTM kiểu mẫu của Hà Nội đều tập trung ở huyện Đan Phương. Đan Phượng đăng ký huyện NTM nâng cao, đến thời điểm này những tiêu chí cơ bản đạt hết rồi, chỉ còn mỗi việc công nhận trường chuẩn nữa thôi. Chúng tôi đang cùng Đan Phượng và Sở Giáo dục và Đào tạo để rà soát, đẩy nhanh tiến độ về đích huyện NTM nâng cao đầu tiên của Hà Nội.

Việc vệ sinh môi trường của Đan Phượng có thể nói là một trong những địa phương làm tốt nhất cả nước, hàng tháng ở đây đều có những cuộc thi từng cụm dân cư, thôn xóm về môi trường để từ đó lựa chọn ra thi xã này với xã khác. Đến đây có thể cảm nhận đúng là miền quê đáng sống, chúng tôi cũng sẽ có một buổi làm việc riêng của Hà Nội để học tập Đan Phượng.

Những con đường nhiều mảng xanh ở Đan Phượng

Nếu so với huyện Hải Hậu của tỉnh Nam Định, môi trường cũng xanh, sạch, đẹp nhưng ở đó là vùng cửa biển, đất rộng, mật độ dân cư thưa, còn huyện Đan Phượng ở sâu trong đồng bằng, đất ít, mật độ dân cư cao, giữ được xanh, sạch, đẹp là khó hơn rất nhiều bởi áp lực môi trường rất lớn. Không chỉ Đan Phượng, việc vệ sinh môi trường trong xây dựng NTM của Ba Vì cũng đang khởi sắc, làm rất tốt.  

Xin cảm ơn ông.