TS. Lê Thành Ý
Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3, một tổ chức tạo khả năng phục hồi và ổn định kinh tế của các quốc gia thành viên
Trong thông điệp đầu năm, Giám đốc Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3(AMRO) tiến sỹ Kouqing Li nhấn mạnh “Năm 2023 là năm đánh dấu bằng những thách thức đáng kể của kinh tế toàn cầu, bao gồm các điều kiện tiền tệ thắt chặt hơn, suy thoái thương mại toàn cầu và giá cả hàng hóa leo thang trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng. AMRO đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khả năng phục hồi kinh tế, tài chính và sự ổn định của khu vực ASEAN+3”. Nhiều vấn đề về kinh tế xã hội khu vực đã được đặt ra, từ góc nhìn nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số nét cơ bản về tổ chức AMRO với hy vọng được trao đổi cùng bạn đọc.
Kinh tế vĩ mô Việt Nam giữa quý II năm 2024 - Những chuyển biến mới dưới góc nhìn của định chế tài chính toàn cầu
Bước vào năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn với tổng cầu suy giảm, đã tác động trực tiếp tới nhiều nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm; sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp, các ngành; sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi ổn định; lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều lĩnh vực quan trọng đều đạt mục tiêu đề ra.
Năng lượng tái tạo con đường ngắn nhất đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) ở Việt Nam
Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (DEPP) là một chương trình hợp tác giữa Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Công Thương Việt Nam, tiến hành từ năm 2013 giai đoạn một của chương trình thực hiện đến năm 2017 đã tập trung vào phát triển carbon thấp trong công nghiệp và toà nhà; giai đoạn hai triển khai từ năm 2017 đến năm 2020 hướng vào tiết kiệm năng lượng và tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện nhằm thiết lập mô hình dài hạn cho ngành năng lượng. Giai đoạn ba hiện tại của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch (DEPP III) được triển khai từ năm 2021 đến 2025 bao gồm hoạt động thúc đẩy điện gió ngoài khơi và hoạt động xây dựng các cơ chế khuyến khích nhằm tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp tại Việt Nam. DEPP III tiếp tục tập trung vào mô hình hóa các kịch bản năng lượng dài hạn với việc hình thành ấn phẩm Báo cáo Triển vọng Năng lượng được xuất bản định kỳ hai năm một lần.
Báo chí truyền thông Việt Nam trong phát triển kinh tế số
Trong khuôn khổ sự kiện thường niên của cộng đồng báo chí Việt Nam mang tên “Diễn đàn báo chí tháng 6 năm 2024” do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo Vietnamnet và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì, ngày 14/6/2024 tại Khách sạn Quân đội trên đường Đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”.
Diễn đàn Kinh tế Xanh Hà Nội 2023 – Tương lai phát triển bền vững ở Việt Nam
Giữ vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp châu Âu quan tâm đến thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn mở rộng hoạt động thị trường tại Châu Âu. EuroCham, là cầu nối lợi ích theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA). Với trên 1.400 thành viên, EuroCham là “hiệp hội của các hiệp hội” nước ngoài tiêu biểu, đại diện cho các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến các công ty đa quốc gia với trên 150.000 lao động. Tổ chức này giữ vai trò như một hiệp hội “bảo trợ”, 9 hiệp hội doanh nghiệp và các Phòng Thương mại và Công nghiệp của các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Sự đa dạng về tổ chức giúp EuroCham bảo vệ được lợi ích của nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp, đưa tiếng nói và tầm ảnh hưởng của họ lên cao.
Kinh tế Việt Nam phục hồi từ góc nhìn toàn cầu của Ngân hàng Thế giới
Trong thông cáo báo chí, phát đi từ Hà Nội ngày 23 tháng 4 năm 2024, Ngân hàng Thế giới (W.B) một định thế tài chính toàn cầu cho biết, kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực với dự báo tăng trưởng đạt 5,5% trong năm 2024 và tăng lên 6,0% vào năm 2025. Theo Báo cáo Điểm lại, cập nhật kinh tế Việt Nam mới nhất được W.B công bố cùng ngày cũng có những đánh giá tương tự.
Kinh tế xã hội Việt Nam gần đây - Điểm sáng và thành công
Năm 20233, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn. Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu đã gây những hậu quả nghiêm trọng. An ninh năng lượng, an ninh lương thực cùng với lạm phát tăng cao khiến nhiều quốc gia phải duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Tăng trướng của nhiều nền kinh tế bị chậm lai, nợ công gia tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cùng với tổng cầu suy giảm đã tác động trực tiếp tới những nền kinh tế có độ mở cao. Trong đó có Việt Nam. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế-xã hội cả nước trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 đã duy trì được xu hướng tăng trưởng tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được giữ vững, nhiều kết quả quan trọng đều đạt mục tiêu đề ra. Bài viết tổng hợp những nét nổi bật về kinh tế -xã hội từ những báo cáo thống kê trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.
Thích ứng chìa khóa đảm bảo thành công trong phát triển kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực trọng điểm về phát triển nông nghiệp của cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai nhiều nhiệm vụ liên quan đến Khu vực này. Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/ tháng 11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững khu vực đã nhấn mạnh, phải thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thực thi chính sách quốc gia. Mở rộng hoạt động điều tra, phân tích sinh kế và xây dựng mô hình phát triển phù hợp với từng tiểu vùng là việc làm cần thiết để tạo cơ sở cho các giải pháp phát triển.