Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên năm 2022: Thành công và những bài học được rút ra trong công tác quảng bá sản phẩm OCOP

Tối ngày 12/11/2022, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Tây Hồ, Hà Nội), Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên năm 2022. Từ thành công của sự kiện đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác quảng bá và xúc tiến thương mại, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tham dự buổi khai mạc có lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, Trường học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo các Hiệp hội ngành nghề; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai và các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; Đại diện các chủ thể, doanh nghiệp, sở cở kinh doanh, hệ thống siêu thị, sàn giao dịch điện tử; Đại diện các cơ quan ban ngành, thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội.

oc2-1668301979.jpg
Tham dự sự kiện có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT của nhiều tỉnh thành

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội từ ngày 11/11/2020 đến ngày 15/11/2022.

Sự kiện thu hút trên 100 gian hàng gồm hàng nghìn dòng sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

lc2-1668300500.jpg
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai phát biểu tại sự kiện
oc4-1668302904.jpg
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc
oc3-1668302985.jpg
Lãnh đạo UBND quận Tây Hồ phát biểu khai mạc sự kiện

Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra các hoạt động như: Chương trình trao giải bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022 vào 19h00 ngày 11/11/2022; Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên, thời gian tổ chức 19h00’ ngày 12/10/2022; Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai năm 2022, tại thành phố Hà Nội.

oc1-1668301882.jpg
 
oc5-1668303271.jpg
 
oc11-1668304587.jpg
Đại biểu cắt băng khai mạc và đi thăm các gian hàng tại sự kiện

Nhân dịp này, BTC phối hợp với Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam giới thiệu 150 bức ảnh tiêu biểu về thành tựu xây dựng Nông thôn mới của Thủ đô với chủ đề “Một thoáng Nông thôn mới Hà Nội”; Trưng bày biểu trưng của Sự kiện với tác phẩm “Tứ Linh Hội Tụ” và khu trưng bày chung các sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

oc6-1668303624.jpg
 
oc7-1668303788.jpg
 
oc8-1668303845.jpg
Khu trưng bày ảnh Nông thôn mới Hà Nội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước quan tâm

Cùng với đó, tại sự kiện còn diễn ra các hoạt động bên lề như: Trình diễn văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên như văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hát ví dặm dân ca Nghệ Tĩnh, dệt vải Thổ cẩm, Thủ công mỹ nghệ đồ gỗ.... được trưng bày và lưu diễn trong thời gian diễn ra sự kiện; Khu trình diễn văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc vùng miền như: Thưởng ngoạn Trà sen Tây Hồ, bún ốc, bánh tôm Hồ Tây, cốm làng vòng, bánh cuốn Thanh Trì, giò chả Ước lễ… Bên cạnh đó có sản phẩm Thắng Cố, Vịt quay Lạng Sơn do các nghệ nhân và đầu bếp nổi tiếng thực hiện.

oc9-1668304053.jpg
 
oc10-1668304136.jpg
Các sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tại sự kiện rất đa dạng

BTC cho biết, vào 20 giờ mỗi tối từ ngày 13 đến ngày 14/11/2022 tại sân khấu của sự kiện phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ sẽ diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật đắc sắc của các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, quận Tây Hồ với các tiết mục văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hát ví dặm dân ca Nghệ Tĩnh ca ngợi quê hương đất nước…

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội,  thì sự kiện cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và các tỉnh, thành trên cả nước nói chung tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường gắn với việc đẩy mạnh tuyên truyền Chương trình “Người Việt Nam, ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

lc4-1668300425.jpg
Sự kiện thu hút rất đông người dân Thủ đô và du khách thập phương thăm quan mua sắm

Theo ghi nhận của PV nongthonvaphattrien.vn, sự kiện lần này thu hút rất đông nhân dân Thủ đô và du khách thập phương thăm quan mua sắm, thưởng ngoạn;  các chủ thể, doanh nghiệp, gian hàng vui tươi phấn khởi bán chạy hàng, tăng cường kết nối giao thương, quảng bá và nhận diện sản phẩm.

Từ thành công của sự kiện, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương sản phẩm OCOP. Theo đó, sản phẩm OCOP là sản phẩm thế mạnh của mỗi địa phương gắn với câu chuyện văn hóa, giá trị làng nghề sâu sắc nên việc giới thiệu nó cần phải gắn với các hoạt động trải nghiệm văn hóa. Hà Nội là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với trên 10 triệu dân nên, trong quá trình xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, Hà Nội thường xuyên chủ động mở rộng liên kết với nhiều tỉnh thành troing công tác này. Mặt khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Hà Nội là thị trường "khó tính" hơn các địa phương khác nên yêu cầu các sản phẩm OCOP phải thực sự có chất lượng nổi bật. Một điểm khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm Hà Nội trên đa dạng các kênh phân phối khác nhau, trong đó, kênh thương mại điện tử ngày càng được quan tâm hơn. Vì vậy, tại các buổi kết nối, vai trò của các nhà bán lẻ, các kênh thương mại điện tử, hệ thống siêu thị được coi trọng. Trong quá trình xúc tiến thương mại và kết nối sản phẩm OCOP, Hà Nội coi trọng các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan đối tác và các chủ thể trực tiếp sản xuất kinh doanh. Cuối cùng, mỗi một cuộc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP thường gắn với một chủ đề, một câu chuyện sản phẩm hay một sự kiện kinh tế chính trị...để tạo ra hiệu ứng cộng đồng.

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề,Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận; có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đó chính là lợi thế của thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, đến nay Thành phố Hà Nội đã có 1.649 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 19% của cả nước (8.340 Sản phẩm), trong đó có 04 sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng.

---

BÀI VIẾT CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI HÀ NỘI