Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Cao ủy phụ trách Nông nghiệp của Liên minh Châu Âu (EU) Janusz Wojciechowski.(Ảnh: TXVN)
Tham dự Diễn đàn có sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao EU và Việt Nam cùng hơn 50 doanh nghiệp châu Âu chuyên về lĩnh vực rượu, đồ uống, thịt sản phẩm từ thịt, nông sản, rau quả và các sản phẩm chế biến, sữa và phô mai…. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp châu Âu để tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.
Phát biểu khai mạc, cao ủy Janusz Wojciechowski đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn Kinh doanh nông nghiệp Việt Nam-EU và cho rằng, Diễn đàn sẽ tạo thuận lợi để doanh nghiệp 2 bên có thêm cơ hội giao thương và kết nối cùng nhau. Với tư cách là ủy viên phụ trách nông nghiệp của Ủy ban châu Âu, ông muốn giới thiệu những tiêu chuẩn nông nghiệp-thực phẩm chất lượng cao của châu Âu đến toàn thế giới và đảm bảo rằng di sản văn hóa, ẩm thực địa phương của Liên minh châu Âu sẽ được bảo tồn và chứng nhận xác thực trên toàn cầu. Qua đó, tăng cường và thúc đẩy hơn nữa thương mại nông nghiệp-thực phẩm trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia có hiệu lực thực thi trong thời gian gần đây.
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong lính vực nông nghiệp, Ban biên tạp chí tổng hợp một số ván đề khái quát về cộng đồng châ Âu để cùng trao đổi.
Liên minh châu Âu là một cộng đồng chính trị và kinh tế có diện tích trên 4 triệu KM2 với 446 triệu dân, sử dụng 44 ngôn ngữ chính thức với nhiều tiếng noi khu vực và dân tộc thiểu số. EU bao gồm 27 nước thành viên (Áo. Bỉ, Bulagri, Croata, Đảo Síp, CH Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungari, Irelandourg, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển) cùng hành động trước cam kết vì hòa bình, dân chủ, quy phạm pháp luật và tôn trọng nhân quyền. Các quốc gia thành viên của EU cùng thực hiện một số quyền đối với các cơ quan EU và những quyết định thực hiện ở cấp châu Âu.
Bản đồ Liển minh châu âu
Là một liên minh có hơn 60 năm hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại châu Âu, EU đã tích cực tham gia giải quyết những khủng hoảng quốc tế thông qua chính sách đối ngoại.hoặc kiểm soát những hoạt động dân sự và của quân đội nhằm ngăn chặn những xung đột trên thế giới, Qua đó đã thể hiện vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế chính trị mà còn cả trong những thách thức toàn cầu.về. năng lượng, biến đổi khí hậu và giúp các nước đang phát triển vượt qua nghèo đói.
Liên minh châu Âu là khối thương mại lớn nhất toàn cầu, chiếm 1/5 thương mại thế giới. Với thị trường gồm gần 450 triệu người tiêu dùng, EU cho phép hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ, tiền bạc và con người được lưu thông tự do trên toàn lãnh thổ của mình.
Các quốc gia thành viên và EU nói chung là những nhà cung cấp và hỗ trợ chính thức lớn trên thế giới; liên minh đã thực hiện nhiều mục tiêu toan cầu về năng lượng và BĐKH.. Với chất lượng là tiêu chí hàng đầu trong phát triển, EU đã tích cực bảo vệ tên sản phẩm để không bị lạm dụng hoặc bắt chước, giúp khách hàng bằng cách cung cấp cho họ thông tin và nhưng đặc điểm cụ thể của từng loại sản phẩm.
Chỉ dẫn địa lý đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại; bảo vệ xuất sứ hàng hóa và bảo hộ chỉ dẫn địa lý được chuẩn bị tại từng khu vực bằng bí quyết và liên kết chặt chẽ trong cả giai đoạn chuẩn bị, sản xuất và chế biến. Theo đó, Logo hữn cơ đối với thực phẩm là nguyên tắc được coi trọng.
Phương thức nuôi trồng hữu cơ nhằm tạo sản phẩm tự nhiên, giảm thiểu tác động môi trường là phương thức đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe cao cho con người và động vật. Tất cả những sản phẩm hữu cơ đêu phải qua những giai đoạn kiểm chứng nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng. Từ trang trại đến bàn ăn, cơ quan pháp luật ở châu Âu phải đảm bảo, thực phẩm được dán nhãn hữu cơ xác định thực phẩm đã được sản xuất, chế biến. xử lý và phân phối theo luật pháp.
Logo hữu cơ là hình ảnh nhận dạng chắc chắn cho các sản phẩm sản xuất và được bán tại EU. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện được sản phẩm và người sản xuất bán được sản phẩm ở mọi thị trường tiêu thụ ./.