Xã Cộng Hòa (Quốc Oai - Hà Nội): Tư vấn hỗ trợ phụ nữ di cư an toàn, phòng ngừa mua bán người

Ngày 26/6, tại UBND xã Cộng Hoà (Quốc Oai, Hà Nội), Hội LHPN TP Hà Nội đã chỉ đạo Hội LHPN huyện Quốc Oai tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng tháng hành động phòng chống bạo lực gia đình - Ngày gia đình Việt Nam 28/6, tư vấn hỗ trợ phụ nữ di cư an toàn, phòng ngừa mua bán người”.

Chương trình nhằm thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam về triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ”, cũng như thực hiện Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội” giai đoạn 2022-2026.

Bối cảnh lao động di cư

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế, lao động di cư ra nước ngoài chiếm gần 5% lực lượng lao động, trong đó có nhiều phụ nữ đi xuất khẩu lao động. Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 35.933 lao động, trong đó Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), và Hàn Quốc là các thị trường lớn nhất.

xa123-1719417488.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2008-2018, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 18.000 công dân kết hôn với người nước ngoài, trong đó 72% là nữ, chủ yếu kết hôn với người Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc. Giai đoạn 2018-2022 đã xảy ra 394 vụ mua bán người với 1.019 nạn nhân, trong đó 744 là nữ (chiếm 73%).

Những thách thức và nguy cơ

Việc lao động di cư ra nước ngoài là nhu cầu để tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ phải đối mặt với không ít thách thức trước, trong và sau khi di cư. Thiếu thông tin và kiến thức về di cư có thể khiến phụ nữ trở thành nạn nhân của di cư không an toàn, lừa đảo, bạo lực, xâm hại, và thậm chí mua bán người. Khi hồi hương, lao động nữ còn có thể gặp rạn nứt trong hôn nhân và gia đình, thậm chí bạo lực gia đình. Phụ nữ kết hôn với người nước ngoài trở về Việt Nam mang theo con cái đa quốc tịch có thể gặp nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, tâm lý, và sức khỏe thể chất nếu không được hỗ trợ thích đáng.

Nỗ lực của Hội LHPN TP Hà Nội

Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội, bà Lê Thị Thiên Hương, nhấn mạnh rằng Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và phòng ngừa mua bán người. Các hoạt động bao gồm tổ chức truyền thông về kỹ năng di cư an toàn, các quy định pháp luật về lao động ở nước ngoài và kết hôn có yếu tố nước ngoài, phòng ngừa mua bán người. Trong năm 2024, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức 4 buổi truyền thông cho phụ nữ về di cư an toàn, hỗ trợ thăm khám sức khỏe cho 30 phụ nữ di cư hồi hương, và hỗ trợ khẩn cấp cho 8 hội viên phụ nữ di cư hồi hương có hoàn cảnh khó khăn.

4-waat-1719417663.jpg

Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu khai mạc tại chương trình

Hội LHPN Hà Nội còn chỉ đạo các cấp Hội xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình tuyên truyền, vận động hỗ trợ phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình, phòng ngừa mua bán người, và nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng về xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Hiện nay, Hội đã thành lập 74 tổ “Tư vấn giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em”, 1978 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 110 nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật, 15 CLB Phòng, chống mua bán người, và nhiều mô hình khác nhằm đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Văn phòng dịch vmột điểm đến (OSSO)

Từ tháng 2 năm 2024, Hội LHPN Hà Nội đã tiếp nhận và quản lý Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ (OSSO). Trong 6 tháng đầu năm 2024, Văn phòng đã tiếp cận và tư vấn cho 59 lượt phụ nữ di cư hồi hương, hỗ trợ nhiều lĩnh vực như pháp lý, tâm lý, giáo dục, y tế, việc làm. Bà Lê Thị Thiên Hương mong muốn các cấp Hội phụ nữ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di cư an toàn, phòng ngừa bạo lực gia đình và mua bán người, cung cấp kiến thức cho phụ nữ và nhân dân về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm, chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ.

Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội, bà Lê Thị Thiên Hương, cũng kêu gọi các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức tiếp tục quan tâm và phối hợp trong các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, phòng ngừa mua bán người. Toàn thể hội viên, phụ nữ và nhân dân cần lan tỏa thông tin của chương trình truyền thông để cùng xây dựng một xã hội an toàn cho phụ nữ và trẻ em, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, và thủ đô văn minh, hiện đại.

8-bkyx-1719418133.jpg
xa2-1719417755.jpg
xa3-1719417791.jpg
Các đại biểu thăm quan khu trưng bày giới thiệu sản phẩm của địa phương

Tại chương trình, các cán bộ, hội viên phụ nữ, phụ nữ di cư hồi hương và người dân đã được lắng nghe các báo cáo viên truyền thông về thực trạng di cư hồi hương, những rủi ro khi di cư bất hợp pháp, các địa chỉ chính thống để người dân có thể tìm đến nếu muốn đi lao động nước ngoài, các quy định chính sách và hỗ trợ người di cư khi gặp rủi ro ở nước sở tại và phụ nữ di cư hồi hương trở về hòa nhập cộng đồng. Với các hoạt động thiết thực và hiệu quả, Hội LHPN Hà Nội hy vọng sẽ tạo ra môi trường sống an toàn và lành mạnh cho phụ nữ và trẻ em, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững.

Một số hình ảnh khu trưng bày giới thiệu sản phẩm của địa phương:

s100-1719418821.jpg
x13-1719418713.jpg
x12-1719418651.jpg
x9-1719418555.jpg
x8-1719418509.jpg
x7-1719418469.jpg
x6-1719418430.jpg
x5-1719418389.jpg
x4-1719418352.jpg
x3-1719418315.jpg
x2-1719418280.jpg
x1-1719418251.jpg